“Hạt giống cách mạng” nẩy mầm, sinh sôi - Bài 6

Thứ sáu, ngày 23/01/2015

Bài 6: Ký ức những mùa xuân

Trong suốt 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh luôn vững ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường, bám trụ với biết bao khó khăn, gian khổ, hy sinh, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn chung của dân tộc.

(BDO)

 Tượng đài Chiến khu Thuận An Hòa, nơi ghi dấu khí thế hào hùng của quân và dân trong tỉnh Ảnh: KIM HÀ

Từ mùa xuân 1968

Tháng 1-1968, Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tổng tiến công trên toàn miền Nam, tấn công đồng loạt các thành phố, thị xã, thị trấn để giành những thắng lợi quyết định. Ông Bùi Xuân Thuận (Năm Thuận), nguyên Bí thư Huyện ủy Lái Thiêu (giai đoạn 1964- 1969), kể: “Mùa xuân 1968 là mùa xuân đáng nhớ trong đời tôi. Năm ấy, quân dân trong tỉnh sửa soạn tết bằng lựu đạn, trái phávàđạn dược được giấu dưới hình thức những cái bánh ú, những đòn bánh tét. Đêm giao thừa, người già, trẻ nhỏ trong phút chốc nhốn nhào chạy ra khỏi nhàđi sơ tán, tiếng súng đạn nổvang trời thay cho tiếng pháo nổtrong đêm 30 tết”.

Khi ấy, cửa ngõ đánh vào Sài Gòn là5 phân khu lớn, trong đó phân khu 5 gồm các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Châu Thành, TX.Thủ Dầu Một, Lái Thiêu, Dĩ An vàBắc Thủ Đức. Bấy giờ, miền Đông Nam bộ chia làm 5 phân khu. Phần lớn địa bàn của ThủDầu Một thuộc về phân khu 5, một phần của Dầu Tiếng, Bến Cát nằm trong phân khu 1. Chiến khu Thuận An Hòa làmột phần quan trọng của phân khu 5 bởi đây làđịa bàn đứng chân, tạo bàn đạp cho bộđội chủ lực tấn công vào các mục tiêu địch trong nội ô Sài Gòn. Vịtrí này mang tầm chiến lược nên đãtrởthành địa bàn tranh chấp giữa ta vàđịch, ta cốgiữ còn địch thì cốchiếm.

“Mọi công tác chuẩn bịcho cuộc tổng tiến công vànổi dậy Tết Mậu Thân đãsẵn sàng với quyết tâm “tất cảcho tiền tuyến, tất cảđểchiến thắng, giành chính quyền vềtay nhân dân”. Đó làmột khí thếquật khởi long trời lởđất. Bộđội ra chiến trường, nhân dân, thanh niên đi dân công hỏa tuyến, tải thương, tải đạn, đưa đạn dược ra phía trước, tải thương binh vềphía sau. Những người lớn tuổi ởnhàlo tiếp tếcơm nước. Có những nơi như dân công Bình Chuẩn, Thuận Giao chuyển thương bằng cảxe bò hay dân công An Sơn mỗi đêm huy động hàng chục chiếc xuồng, ghe giao cho phân khu. Bom đạn ác liệt nhưng quần chúng đi dân công không ai nản lòng”, ông Thuận nhớlại.

Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân vàdân trong tỉnh đãgóp phần cùng với cảnước làm phásản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đếquốc Mỹ, buộc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bốngừng ném bom, xuống thang chiến tranh, ngồi vào đàm phán.

Đến mùa xuân 1975

Thắng lợi dồn dập của quân ta trên toàn miền Nam trong chiến dịch mùa khô 1974-1975, đặc biệt làchiến thắng Phước Long đã thúc đẩy thời cơ giải phóng miền Nam chín muồi. Từngày 14 đến 16-4-1975, Tỉnh ủy ThủDầu Một mở hội nghị cán bộ chủchốt để phổ biến tình hình, nhiệm vụcủa quân dân toàn tỉnh trong chiến dịch tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh, phối hợp với chiến trường Sài Gòn.

Ông Nguyễn Văn Hữu, nguyên PhóBíthư Tỉnh ủy Sông Békể: Hàng trăm cán bộ được tổ chức thành 11 đoàn công tác, tiến về nội ô các thị xã, thị trấn để cùng với cấp ủy vận động quần chúng nổi dậy. Không khíhết sức khẩn trương, quân dân toàn tỉnh tích cực chuẩn bị lực lượng, tư thế sẵn sàng bước vào chiến dịch. Trong đêm 26, ta giải phóng xã Bình Mỹ, mở đường cho các cánh quân tiến về Sài Gòn. Sau đó, các địa phương trên toàn tỉnh đẩy mạnh tiến công quân sự, kết hợp với mũi nổi dậy của quần chúng, bức rút nhiều đồn bót, phá vỡ bộ máy tề xã. Đêm 27-4 khu Tam giác sắt An Điền, An Tây, PhúAn (Bến Cát) được hoàn toàn giải phóng; đêm 28 giải phóng xã PhúChánh (Châu Thành); ngày 29 giải phóng thị trấn Tân Uyên và các xã trong toàn huyện. Sáng ngày 30-4, ta tiến công tiểu khu PhúLợi. 9 giờ sáng, quân ta làm chủtrận địa. Tỉnh trưởng ngụy Nguyễn Văn Của xin bàn giao chính quyền cho lực lượng cách mạng.

Trong khi đó, ở nội ô thị xã, các tổ chức quần chúng công nhân, nông dân, thanh niên, phụnữlàm nòng cốt phát động quần chúng nổi dậy, kết hợp với binh vận, tiến công vũ trang đánh chiếm hàng loạt đồn bót địch. 10 giờ sáng 30-4, ta làm chủnội ô thị xã. Mũi tiến vào nội ô thị xã do đồng chíTám Tấn, Ủy viên Thường vụTỉnh ủy, Trưởng ban An ninh tỉnh đã chiếm ty cảnh sát, khám đường rồi tiến lên cắm cờ trên tòa hành chính ngụy quyền. Cũng vào thời điểm này, đoàn của đồng chíBảy Tấn cũng cắm cờ trên Nhà việc PhúCường. 10 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 cờ cách mạng tung bay trên nóc nhà các cơ quan công sở địch. Nhân dân phấn khởi đổ ra đường chào mừng chiến thắng và các chiến sĩgiải phóng. Cả thị xã rực rỡ màu cờ Tổ quốc và cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Hòa vào niềm vui chung của cả nước, ngày 15-5-1975, tại khu vực GòĐậu dưới sựchủtrìcủa Tỉnh ủy, hơn 40.000 đồng bào cán bộ, chiến sĩlực lượng vũ trang tỉnh và lực lượng Sư đoàn 312 đại diện cho toàn thể quân dân trong tỉnh dựlễ mít- tinh và tổ chức diễu hành mừng chiến thắng, mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.

 

 BÍ THƯ TỈNH ỦY THỦ DẦU MỘT VĂN CÔNG KHAI:

Vì lý tưởng cao đẹp của Đảng

Đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy từ năm 1943 đến 1946, tên thật là Tạ Văn Khái, sinh năm 1909 ở xóm cầu Ông Cộ, làng An Phú, tổng Bình Phú, quận Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một (TDM), nay là phường Tân An, TP.TDM.

Đồng chí xuất thân trong một gia đình nghèo. Năm 1926, đồng chí vào làm thuê cho đồn điền cao su Dầu Tiếng. Không chịu được cuộc sống “địa ngục trần gian”, năm 1927, đồng chí về Sài Gòn làm nghề cắt tóc. Tại đây, đồng chí được giác ngộ cách mạng và tham gia Hội Ái hữu nghiệp đoàn, sống cùng anh em thợ thuyền. Đồng chí thấm thía nỗi cơ cực của những người cần lao và tích cực tham gia các cuộc đấu tranh do chi bộ cộng sản nghiệp đoàn tổ chức. Cuối năm 1936, đồng chí trở về và tham gia hoạt động cách mạng ở đồn điền cao su Dầu Tiếng.

Tháng 6-1939, đồng chí cùng các đồng chí Nguyễn Văn Lộng, Nguyễn Thành A… bị thực dân Pháp bắt và đưa ra xử trước tòa đại hình Sài Gòn. Tại tòa, đồng chí dõng dạc vạch trần tội của thực dân Pháp đã tước đoạt trắng trợn các quyền dân sinh, dân chủ đối với nhân dân và công nhân ta trong các đồn điền, xí nghiệp do chúng làm chủ; đồng thời tố cáo các tội ác của bọn phản động Pháp. Trước những lý lẽ sắc bén của đồng chí và sự đấu tranh mạnh mẽ của các Hội Ái hữu, thực dân Pháp phải trả tự do cho đồng chí và nhiều đảng viên khác.

Năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bị đàn áp. Trước hành động khủng bố tàn khốc của địch, đồng chí rút về làng 1 đồn điền cao su Dầu Tiếng hoạt động bí mật; đồng thời vận động công tác củng cố xây dựng Đảng. Mùa xuân năm 1943, Hội nghị tái lập Tỉnh ủy TDM được bí mật tổ chức tại làng 1 Sở Cao su Dầu Tiếng, đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Sau khi Tỉnh ủy được tái lập, đồng chí Văn Công Khai cùng các ủy viên Tỉnh ủy tích cực lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, đêm 23-8-1945, đồng chí Văn Công Khai chủ trì hội nghị mở rộng được tổ chức tại Bưng Cầu thuộc làng Tương Bình Hiệp. Hội nghị quán triệt Nghị quyết của Đảng về tổng khởi nghĩa và ra lời kêu gọi cán bộ, đảng viên, các đoàn thể cứu quốc, đơn vị tự vệ, đồng bào đoàn kết, nhất trí giành chính quyền nhanh gọn, thắng lợi hoàn toàn trong ngày 25-8- 1945. Ngay sau đó, Ủy ban Khởi nghĩa được thành lập, đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban khởi nghĩa.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi. Sáng 25-8-1945, một cuộc mít-tinh lớn được tổ chức trọng thể trước tòa thị chính quận Châu Thành (xã Phú Cường). Sau khi làm lễ chào cờ, đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Khởi nghĩa đọc diễn văn, tuyên bố chính thức chính quyền về tay nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí Văn Công Khai đã cùng Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời trực tiếp chỉ đạo xây dựng chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang ở Thủ Dầu Một.

Ngày 26-5-1947, trong một lần đi công tác cùng với đoàn cán bộ tỉnh từ vùng Lái Thiêu đến xã Đồng An, đoàn bị địch phục kích, đồng chí Văn Công Khai trúng đạn, anh dũng hy sinh khi mới tròn 38 tuổi. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, cho lý tưởng cao đẹp của Đảng.

Bài 7: Đi lên từ gian khó

 

 THU THẢO