“Hạt giống cách mạng” nẩy mầm, sinh sôi - Bài 4
Bài 4: Tự hào quê hương Bến Cát
(BDO) Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bình Dương nói chung và TX.Bến Cát hôm nay nói riêng làvùng đất khắc ghi những trận đánh oai hùng của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chiến dịch Bến Cát năm 1950 với sựhình thành của cách đánh đặc công đã khẳng định nghệ thuật tác chiến trong thế trận chiến tranh nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, TX.Bến Cát đã phát huy truyền thống anh hùng, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
Bước tiến trong công tác xây dựng Đảng
Năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân, toàn diện, trường kỳ của dân tộc đang trên đà thắng lợi; đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến mới về công tác xây dựng Đảng của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (TDM). Lúc bấy giờ, nhiều vùng ở khu vực Lái Thiêu, Châu Thành, địch mở nhiều cuộc càn quét lấn chiếm một sốtrận địa của ta. Theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam bộ và Khu ủy miền Đông, tỉnh TDM triệu tập hội nghị đại biểu vào tháng 1-1950 tại sở cao su Trao Trảo thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Châu Thành. Hội nghị, với 10 ngày làm việc, đã bàn bạc cụ thể những vấn đề về mặt lý luận và cách tổ chức thực hiện về công tác chính quyền, công tác quân sự địa phương, công tác Đảng và công tác vận động quần chúng trong cuộc kháng chiến của dân tộc...
Sau hội nghị, Tỉnh ủy điều nhiều cán bộ về tăng cường cho Văn phòng Tỉnh ủy và các Ban xây dựng Đảng. Cụ thể, Ban Đảng vụ kiểm tra được thành lập cùng với trường Đảng đồng thời là trường Hành chánh tỉnh, Ban văn thư trở thành Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo được tăng cường. Tháng 4-1950, tờnội san Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy ra đời, góp phần đắc lực vào công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng của đảng viên. Tỉnh ủy, các chi bộ ngành cấp tỉnh thành lập 3 liên chi; các huyện đều thành lập các ban như cấp tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Đại biểu Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy TDM ra sức xây dựng lực lượng, nâng cao sức chiến đấu 3 thứ quân. Các đơn vị bộ đội được gấp rút chấn chỉnh theo tinh thần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác chính trị; coi trọng công tác hậu cần, cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác huấn luyện chiến đấu. Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới. Tháng 7-1950, Bộ Tư lệnh Khu 7 quyết định mở chiến dịch Bến Cát để phối hợp với chiến trường chính. Mục đích của chiến dịch Bến Cát đặt ra là cắt đứt giao thông đường số7 và phần lớn đường 14 để mở rộng căn cứ, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tạo đà thắng lợi, xây dựng lòng tin trong quân và dân; đồng thời chia lửa với chiến dịch Biên Giới.
Cái nôi của chiến thuật đặc công
Dưới sựlãnh đạo của Đảng, chiến dịch Bến Cát 1950 là một chiến dịch điển hình trởthành mốc son lịch sử, khẳng định sựtrưởng thành vượt bậc của nghệthuật chiến tranh nhân dân với chiến thuật đặc công đặc sắc của quân ta.
Ông Nguyễn Văn Hữu, Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé nhớ lại những năm tháng kháng chiến: “Tiền đồn Bến Súc xưa thuộc xã Thanh Tuyền, Bến Cát, tỉnh TDM là một tháp canh được địch bốtrí tại ngã ba chợ Bến Súc xưa cách đồn Bến Súc 800m về phía bắc. Tiền đồn Bến Súc có nhiệm vụ án ngữ, bảo vệ đồn Bến Súc là nơi quan sát chỉ thị mục tiêu cho pháo binh của chúng bắn phá. Sau khi nắm chắc cách bốtrí tháp canh, ta đãlên kế hoạch sử dụng lực lượng trinh sát đặc công, tiêu diệt và phá hủy tháp canh đồn Bến Súc. Ngày 14- 10, một tổ trinh sát đặc công hành quân từ căn cứ Đường Long đến vị trí chiếm lĩnh ở phía đông tháp canh (phía đông chợ Bến Súc). Sau khi quan sát khắc phục vật cản, vượt qua các lớp rào, 24 giờtổ trinh sát đặc công đã đặt trái FT vào sát chân đồn và cho nổ tạo thành một lỗ hổng; sau đó nhanh chóng đặt trái Bê-ta vào trong lỗ hổng và cho nổ tiếp…”.
“Ta tiêu diệt toàn bộ 2 tiểu đội địch cùng tên chỉ huy, thu 1 khẩu súng trung liên; quân ta an toàn tuyệt đối. Trận tiến công đồn Bến Súc thể hiện cách đánh táo bạo, tháp canh này bị tiêu diệt, phá hủy 1 đài quan sát chỉ thị mục tiêu cho pháo binh trong vùng, buộc chúng phải sử dụng máy bay để chỉ thị mục tiêu. Sau trận đánh tinh thần binh lính địch ở các đồn trong khu vực lo sợ trước sự tiến công của bộ đội ta. Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng bộc phá để chiếm tháp canh đồn bót. Trong khi đó, dân quân và du kích Bến Cát có trách nhiệm diệt bốt Rạch Bắp, xã An Tây, bí mật đào một đường hầm dài nhắm thẳng vào trung tâm bót từ dưới đất trồi lên diệt địch. Ban địch vận Liên trung cùng các tổ địch vận Bến Cát ra sức xây dựng, móc nối cơ sở nội ứng trong các đồn bót…”, ông Hữu kể.
Chiến dịch Bến Cát đãkhắc họa ban đầu về chiến thuật binh chủng đặc biệt tinh nhuệ mà sau này gọi là cách đánh đặc công. Trong trận này, ta đã huy động 30.000 dân quân, 5.000 chiến sĩ bộ đội và du kích, diệt trên 500 tên địch và làm bị thương 100 tên khác, bắt 120 tên, đánh sập hàng chục tháp canh, đồn bốt, phá hủy hệ thống cầu cống, xe quân sự, đầu máy xe lửa, đánh chìm 7 tàu chiến đấu, thu nhiều vũkhí đạn dược và đồdùng quân sự.
Thượng táNguyễn Văn Bình, hội viên Hội Khoa học lịch sửtỉnh nhận định: “Dưới sựlãnh đạo của Đảng, chiến dịch Bến Cát phản ánh sự trưởng thành trong chiến đấu của nhân dân, lực lượng vũtrang 3 thứ quân trong tỉnh và miền Đông Nam bộ. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, phong trào cách mạng của Đảng bộ, quân và dân TDM không ngừng lớn mạnh. Trên nền tảng của cuộc chiến tranh nhân dân ở địa phương, các đơn vị vũtrang của tỉnh sớm ra đời và trở thành lực lượng nòng cốt. Với nhiệm vụ vừa xây dựng vừa chiến đấu, lực lượng vũtrang tỉnh TDM đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phong trào du kích chiến tranh, xây dựng và bảo vệ căn cứ kháng chiến. Chiến dịch Bến Cát đã góp phần hoàn thiện cách đánh mới, độc đáo của chiến tranh nhân dân. Từ chiến dịch này, cách đánh đặc công hình thành và trở thành một chiến thuật mới trong nghệ thuật tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Từ số báo này, cùng với loạt bài “Hạt giống cách mạng” nẩy mầm, sinh sôi, Báo Bình Dương xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc về chân dung một số đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, Sông Bé cũ, Bình Dương hôm nay qua các thời kỳ.
Người gieo mầm cho phong trào cách mạng
Người đầu tiên chúng tôi nhắc đến là ông Trương Văn Nhâm, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy TDM từ tháng 2-1936 đến tháng 1-1937. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Đảng tháng 3-1935 về công tác phát triển Đảng, đồng thời nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, trên cơ sở đã có các chi bộ cộng sản hoạt động ở TDM, tháng 2-1936, Xứ ủy Nam kỳ đã chỉ định Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời TDM gồm 5 đồng chí, trong đó đồng chí Trương Văn Nhâm, Xứ ủy viên làm Bí thư Tỉnh ủy.
Căn cứ vào tình hình thực tế, cuối tháng 7-1936, Tỉnh ủy TDM, đứng đầu là đồng chí Trương Văn Nhâm, Bí thư Tỉnh ủy bắt đầu thực hiện chủ trương chuyển hình thức tổ chức không hợp pháp sang hình thức tổ chức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm tập hợp và lãnh đạo đông đảo quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, thông qua đó nhằm giáo dục, phát triển đội ngũ cách mạng như các tổ chức công hội, nông hội, ủy ban hành động và đặc biệt là lập thêm các chi bộ Đảng. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Tỉnh ủy lâm thời TDM được thành lập, trên địa bàn TDM đã nổ ra hàng chục cuộc đấu tranh với hàng ngàn lượt người bao gồm công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, thầy giáo, công chức… tham gia. Tiếp sau đó, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân TDM dưới sự lãnh đạo của Đảng, nô nức tham gia vào cuộc vận động tổ chức Đông Dương Đại hội nhằm mục đích đòi chính quyền thực dân thi hành những cải cách dân chủ và cải thiện đời sống cho dân chúng. Ngoài việc tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh, Tỉnh ủy TDM còn đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác phát triển Đảng. Đến cuối năm 1936, Đảng bộ TDM đã lớn mạnh, trưởng thành nhiều so với đầu năm, đến cuối năm 1936, toàn Đảng bộ đã có hơn 30 đảng viên.
Cuối năm 1936, đồng chí Trương Văn Nhâm, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời TDM được cấp trên điều động nhận công tác khác. Mặc dù chỉ trong một năm hoạt động, Tỉnh ủy TDM do đồng chí Trương Văn Nhâm làm Bí thư, phong trào cách mạng trong tỉnh đã lớn mạnh nhanh chóng. Bước sang đầu năm 1937, Tỉnh ủy lâm thời TDM được công nhận là Tỉnh ủy chính thức.
TIỂU LIÊN (ghi)
Bài 5: Gian lao mà anh dũng...
KIM HÀ