Xuất khẩu 4 tháng đầu năm: Đơn hàng dồi dào
(BDO) Với việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ tháng 1-2019 cùng với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đang diễn ra đã có những tác động tích cực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Bình Dương. Ghi nhận cho thấy, đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ký đơn hàng xuất khẩu đến hết năm 2019, thậm chí một số doanh nghiệp đã ký đơn hàng đến hết quý I-2020; lượng đơn hàng cũng tăng từ 10 - 15% so với cùng kỳ năm trước.
Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đơn hàng đến quý I-2020. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tại Công ty May mặc 3-2. Ảnh: PHƯƠNG LÊ
Nhiều thuận lợi
Trong năm 2019, với những tác động tích cực từ việc đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư của Chính phủ và việc thực hiện xóa bỏ rào cản thuếquan theo lộ trình của CPTPP được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào các nước thành viên CPTPP. Theo các chuyên gia, với việc CPTPP chính thức có hiệu lực từ tháng 1-2019, cùng với đó cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đang diễn ra đã có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Bình Dương.
Ngày 10-5 vừa qua, Mỹ bắt đầu tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, sự việc này vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với Việt Nam. |
Bà Trương Thúy Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giày da Bình Dương, Giám đốc Công ty TNHH Liên Phát (TX.Dĩ An), cho biết do nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường chính của ngành giày da trong nước tiếp tục tăng cao, cộng thêm những ảnh hưởng tích cực từ các hiệp định thương mại, đặc biệt là CPTPP nên kim ngạch xuất khẩu của ngành giày da trong nước nói chung, tại Bình Dương nói riêng tiếp tục tăng cao (20%) so với cùng kỳ năm trước. Đối với Công ty Liên Phát, từ đầu năm đến nay lượng đơn hàng dồi dào nhưng do khó khăn về nhân công nên công ty không thểký nhận hết các đơn hàng. Hiện công ty chỉ ký nhận đơn hàng đến tháng 2-2020.
Bà Liên cũng cho rằng, bên cạnh những cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do mang lạị, ngành giày da Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức, như sự gia tăng về chi phí nhân công, khảnăng tự động hóa, xu hướng bảo hộ thương mại của một số thị trường... Do đó, đểtận dụng tốt các lợi thếphát triển từ hội nhập, các doanh nghiệp giày da Việt Nam cần tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tỷ lệ nguyên liệu nội địa hóa cũng như các trách nhiệm xã hội khác đã cam kết.
Theo ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Lâm Việt, nhờcác chính sách phù hợp, hiệu quảcủa Nhà nước nên từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp gỗ trên địa bàn tỉnh gặp nhiều thuận lợi, đơn hàng tăng. Cùng với đó, hiện nay, các thiết bị trong ngành gỗ thay đổi liên tục, các doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nên năng suất các nhà máy tăng lên, chất lượng hàng hóa cũng tăng nên thu hút được nhiều khách hàng quốc tế. Những kết quảnày là động lực đểcác doanh nghiệp gỗ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sớm về đích năm 2019, góp phần cho tỉnh nhà hoàn thành kếhoạch xuất khẩu năm 2019.
Không chủ quan
Ông Lê Hồng Phoa, Chủ tịch Hiệp hội May mặc Bình Dương, cho biết đến thời điểm này các doanh nghiệp thành viên có đơn hàng xuất khẩu dồi dào. Hiện nhiều đơn hàng dệt may đang có dấu hiệu dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đểgiảm thiệt hại do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc gây ra. Bên cạnh đó, những thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, đặc biệt từ CPTPP đang được các doanh nghiệp ngành dệt may trong nước khai thác tốt. Ông Phoa nhận định, năm 2019 đơn hàng của các doanh nghiệp thành viên sẽ tăng từ 10 - 15% với năm 2018.
Trong khi đó, bà Liên cho biết, do sản phẩm của Công ty TNHH Liên Phát xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu không đi qua Trung Quốc, nên việc Mỹ áp thuếcác mặt hàng của Trung Quốc không làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của công ty.
Xung quanh vấn đề việc Mỹ áp thuếhàng loạt mặt hàng của Trung Quốc sẽ có tác động như thếnào đến Việt Nam, ông Phạm Văn Xô, Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu Bình Dương, cho rằng hành động của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tạo ra tác động vừa có lợi và vừa tạo thách thức cho Việt Nam. Bởi khi Mỹ áp thuếcác mặt hàng Trung Quốc làm xáo trộn thị trường khiến đồng nhân dân tệ bị phá giá, giá thành các mặt hàng Trung Quốc rẻ hơn. Từ đó hàng hóa của Trung Quốc sẽ tràn qua các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, khiến hàng hóa của nước ta phải gồng mình chống đỡ.
Theo ông Xô, trước tác động của việc chịu áp thuế, tại Trung Quốc nhiều doanh nghiệp phải dịch chuyển nhà máy sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Nước ta có nhiều ngành sản xuất cần tay nghề khéo léo, lại có vị trí địa lý tiếp giáp với Trung Quốc nên là điều kiện thuận lợi đểcác doanh nghiệp dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc qua. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức với Việt Nam, vì khi các nhà máy của Trung Quốc chuyển dịch sang thì Việt Nam có nguy cơ trở thành công xưởng máy móc cũ, lạc hậu của Trung Quốc. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều ngành hàng của Việt Nam vẫn phải nhập nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc.
PHƯƠNG LÊ