Xây nhà giữ trẻ cho con em công nhân
(BDO) Để tránh tình trạng “chảy chất xám lao động có trình độ kỹ thuật cao”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp cùng với các công đoàn cơ sở vận động, khuyến khích chủ doanh nghiệp (DN) xây nhà giữ trẻ cho con em công nhân lao động (CNLĐ). Việc làm góp phần khơi gợi DN quan tâm chăm lo hơn nữa đời sống vật chất tinh thần cho CNLĐ trên địa bàn.
Từ đơn vị tiêu biểu
Chúng tôi đến tham quan trường Mầm non may Quốc tế thuộc Doanh nghiệp tư nhân may Quốc tế (xã An Điền, TX.Bến Cát). Trường nằm gọn trong khuôn viên công ty, cách xưởng may khoảng 30m, tổng diện tích xây dựng 500m2 với 130 cháu gồm các nhóm, lớp: nhóm trẻ, mầm, chồi, lá. Đứng trước khuôn viên trường, chúng tôi bị cuốn hút bởi không gian trường lớp thật vui tươi, đẹp mắt và được sắp xếp một cách khoa học. 4 phòng học được thiết kế rộng rãi thoáng mát, các phòng ăn, ngủ, vui chơi, vệsinh được bố trí riêng biệt. Các phòng học và phòng chức năng được trang bị đầy đủcơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Hầu hết các lớp cóđầy đủ đồdùng, đồchơi đẹp như: tivi, cassette, đàn, vi tính. Ngoài ra trường còn cóphòng y tế, phòng năng khiếu tổchức cho các cháu học năng khiếu múa, hát. Đặc biệt trường còn cókhu nuôi dưỡng với bếp ăn một chiều được sắp xếp khoa học, tiện dụng. Khuôn viên sân trường khang trang, thoáng mát phù hợp với mục đích giáo dục. Chị Nguyễn Thị Tuyết Loan, công nhân chuyền may 2 cho biết: “Trước đây công ty chưa xây nhà giữ trẻ này chúng tôi rất vất vả trong việc gửi con. Giờ công ty đã xây trường giữ trẻ ngay tại khuôn viên công ty, công nhân chúng tôi rất phấn khởi. Mỗi ngày tận dụng thêm thời gian để làm tăng ca kiếm thêm thu nhập, chăm lo cho gia đình”. Hay chị Phạm Thị Thủy, công nhân chuyền cắt chia sẻ: “Điều kiện nuôi dạy trẻ ở đây rất tốt. Cô giữ trẻ rất hiền, chăm lo cho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ. Mình thường tăng ca phải đi sớm về khuya nên rất yên tâm khi gửi con ở đây”.
Các bé học tại Trường Mầm non Sao Bắc Đẩu đều là con công nhân lao động Công ty TNHH liên doanh Chí Hùng. Trong ảnh: Một tiết sinh hoạt ngoài trời của các bé tại trường Mầm non Sao Bắc Đẩu
Trao đổi với chúng tôi về việc xây nhà trẻ cho con em công nhân, bà Phan Lê Diễm Trang, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân may Quốc tế cho biết: “Với ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân may yên tâm sản xuất, gắn bó lâu dài với DN, công ty chủtrương xây dựng trường mầm non cho con em công nhân đang làm việc trong công ty. Tất cả mọi chi phí từ tiền quần áo, mua đồ chơi cho bé, thậm chí cả tiền học phí đều miễn phí hoàn toàn. Ban Giám đốc thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn nhà trường nghiêm túc thực hiện vệsinh an toàn thực phẩm, kýkết hợp đồng với các chủ hàng cung cấp thực phẩm sạch, cóuy tín; nghiêm túc xây dựng thực đơn nuôi dưỡng khoa học, cân đối các chất, bảo đảm cho trẻăn ngon miệng vàthay đổi thường xuyên các món ăn phù hợp với trẻ. Không những thế, Ban Giám đốc còn trực tiếp kiểm tra nâng cao chất lượng giáo dục, đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ”.
Cần xây thêm nhà trẻ cho con công nhân
Hiện nay, nhu cầu gửi trẻcủa công nhân rất cao, trong khi đó, đa sốcác nhàtrẻcông lập trên địa bàn tỉnh chỉnhận giữ trẻtừ7 giờsáng tới 17 giờchiều, còn công nhân phải tăng ca thường xuyên từ 17 giờ đến 20 giờtối mới về. Do đó, công nhân buộc phải gửi trẻtại các nhàtrẻtựphát, tư nhân. Trên thực tế tại các cơ sởnày điều kiện sinh hoạt, vui chơi của các em chật chội, không bảo đảm vệsinh, an toàn, chất lượng dịch vụkém, chi phígiữtrẻcao khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng/tháng. Không những thế, người trông trẻở đây cũng không được đào tạo bài bản, không cókỹ năng sư phạm, các cháu không được dạy các kỹ năng cần thiết ởđộtuổi của mình. Điều đáng tiếc một số cơ sở giữ trẻcó hành vi thô bạo khiến CNLĐ lo lắng, không yên tâm lao động sản xuất. Vì vậy nhiều CNLĐ phải bỏ việc đưa con vềquê nhờ người thân chăm sóc hộ. ChịPhan Thị Hòa, 30 tuổi, công nhân bộ phận chà nhám Công ty TNHH Việt Giai Hân (phường Tân Hiệp, TX.Tân Uyên) cho biết: “Hai đứa con của chịđều được gửi cho ông bànuôi từkhi 15 tháng tuổi”. Trước đó, chịHòa đãcốgắng gửi con ởnhàtrẻtư cho tiện chăm sóc nhưng tiền gửi tốn kém (mỗi tháng 1,5 triệu đồng/tháng/cháu) trong khi lương chỉ5 triệu đồng/tháng nên chị Hòa đành mang con vềquê cho ông bà nội. ChịHòa cho biết thêm, trường công lập học phíthấp, giáo viên tốt nhưng con chị không có hộ khẩu để làm thủtục nhập học. Có trường hợp công nhân được gửi con ởtrường công nhưng cha mẹ làm theo ca không thể đưa đón các cháu đúng giờ nên đành bỏngang.
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Chủtịch LĐLĐ TX.Bến Cát cho biết: “Vừa qua một số DN sửdụng lao động nữtrên địa bàn đã bày tỏ sựlo lắng vìtình trạng nữcông nhân làm một thời gian rồi nghỉđểchăm con. HệquảlàDN hao hụt lực lượng lao động cótay nghềtrong thời điểm khan hiếm lao động như hiện nay, còn gia đình người lao động lại nặng gánh mưu sinh khi mất đi một phần thu nhập. Đểgiải quyết bài toán thiếu nhàtrẻcho con em công nhân, một số DN đã vào cuộc xây dựng nhà giữ trẻ cho con em công nhân nhưng đã gặp không ít khó khăn về thủtục cấp phép xây trường cũng như công tác quản lý chuyên môn về dạy, học, an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Nhu cầu nhà ở, nhà trẻ cho con công nhân hiện đang được các cấp ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Thời gian qua LĐLĐ tỉnh cùng với các công đoàn cơ sở đã khuyến khích, động viên một số DN duy trì tốt việc giữ trẻ cho con CNLĐ như: Công ty TNHH Yazaki EDS, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Becamex (IDC), DN tư nhân may Quốc tế, Công ty TNHH Hài Mỹ - Nhà máy Sài Gòn, Công ty TNHH Gỗ Tân Thành, Công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương, Công ty TNHH Khải Hoàn, Công ty TNHH Shyang Hung Cheng, Công ty Cổ phần Hưng Thịnh, Công ty TNHH RK Resources, Công ty TNHH liên doanh Chí Hùng… LĐLĐ tỉnh cũng đang kiến nghị với UBND tỉnh cho chủ trương và cấp đất xây dựng Trung tâm văn hóa lao động ở các huyện, thị có đông CNLĐ; động viên DN xây nhà ở, nhà trẻ cho con công nhân; tham gia với các ngành chức năng trong việc tổ chức các thiết chế văn hóa nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ trên địa bàn”.
(Bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh)
KIM HÀ