Xã hội hóa xây trường
(BDO) Xã hội hóa xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập đủ chuẩn để giảm bớt gánh nặng đầu tư cơ sở vật chất, trường học cho ngành giáo dục là một chủtrương đúng đắn mà thời gian qua Bình Dương đã, đang từng bước thực hiện khá hiệu quả. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu đến trường học tập của các em học sinh, đặc biệt là đối với con em người lao động từ ngoài tỉnh đến địa phương sinh sống, làm việc.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, áp lực về cơ sở hạ tầng giáo dục, đặc biệt là trường lớp vào mỗi năm học mới tại Bình Dương là khá lớn. Mặc dù tỉnh đã quan tâm, tập trung các nguồn lực để bảo đảm xây dựng đủ trường, lớp phục vụ cho việc học tập của các em học sinh trên địa bàn nhưng với sự gia tăng dân số cơ học, trong đó có sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng học sinh, nhất là đối với cấp mầm non thì ngân sách dành đểđầu tư cơ sở vật chất giáo dục dùđược quan tâm rất đặc biệt, cũng khó mà đáp ứng nổi nhu cầu trường lớp. Vì thế, công tác xã hội hóa xây dựng các trường học ngoài công lập đủ chuẩn là một chủ trương đúng đắn, rất phù hợp với tình hình thực tế với một địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều lao động ngoài tỉnh đến sinh sống, làm việc như Bình Dương
Hơn thế nữa, hiện nay trung bình mỗi xã, phường chỉcómột trường mầm non hoặc mẫu giáo công lập. Trong khi các địa phương cónhiều khu, cụm công nghiệp hoặc những khu vực cóđông công nhân, người lao động sinh sống, cósốlượng trẻ trong độtuổi mầm non lớn, thì số trường lớp trong hệ thống giáo dục công lập không thể đáp ứng được nhu cầu. Mặt khác, quá trình đầu tư xây dựng một trường học cũng phải mất khá nhiều thời gian vàgần như không theo kịp tốc độgia tăng dân số cơ học. Do đó, giải pháp xãhội hóa trường học là rất cần thiết.
Với chủ trương trên, nhiều năm qua, bằng cách kêu gọi các doanh nghiệp cóđông công nhân lao động, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tham gia đầu tư cơ sởgiáo dục phục vụcho con em công nhân, số trường lớp theo hình thức xã hội hóa đã xuất hiện ngày càng nhiều. Liên đoàn Lao động tỉnh cũng tiến hành khảo sát ởnhững công ty, qua đó đềxuất với UBND tỉnh hỗtrợ, phối hợp với các công ty xây dựng trường mầm non trong các doanh nghiệp vàkhu công nghiệp. Điều này đã góp phần giảm bớt áp lực về cơ sở vật chất giáo dục hàng năm, đáp ứng nhu cầu đến trường của con em công nhân lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và địa phương.
Riêng đối với các doanh nghiệp, không cómón quànào quý giábằng việc có thể trao cho con em công nhân lao động của mình điều kiện học tập tốt thông qua sự chung tay xây dựng thêm các trường lớp để đáp ứng nhu cầu đến trường cho các em học sinh.
ĐÀM THANH