Vườn cây ăn trái Lái Thiêu, một định danh du lịch độc đáo

Thứ hai, ngày 10/06/2013

> Kỳ 1: Mùa trái chín… chưa xa

> Kỳ 2: Măng cụt Lái Thiêu, quả ngọt tiến vua

Kỳ cuối: Cho những mùa trái ngọt vang xa

Nổi tiếng với hệ thống vườn cây ăn trái (VCAT) ven sông Sài Gòn nhưng để vườn Lái Thiêu thực sự phát huy hết những tiềm năng vốn có, rất cần những giải pháp đồng bộ và cụ thể. Khi đó, VCAT Lái Thiêu mới thực sự là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách.

 

Nhiều lợi thế, lắm tiềm năng

Hình thức du lịch miệt vườn ở Lái Thiêu xuất phát từ trước năm 1975 theo phong trào “hữu xạ tự nhiên hương” mang tính chất tự phát, không có quảng bá bằng bất kỳ hình thức nào. Nhà vườn Lái Thiêu cũng vìthế mà trở thành địa chỉ quen thuộc dành cho khách tham quan, du lịch. Nhà vườn ven sông là nét độc đáo chung của vùng đất Nam bộ. Ngoài Lái Thiêu ra, vùng đồng bằng sông Cửu Long tự thân là một vùng miệt vườn nức tiếng. Tuy nhiên, vùng này lại nằm cách xa TP.HCM nên bị hạn chế về mặt địa lý.   Trái cây vùng Lái Thiêu đang “lấy lòng” du khách thập phương Ảnh: QUỐC CHIẾN

Nếu chỉ tính trong vùng Đông Nam bộ thì còn có các nhà vườn trái cây nổi tiếng khác như Long Thành, Long Khánh (Đồng Nai). Tuy nhiên, hai địa phương này lại thiếu yếu tố sông nước nên chỉ có thể là trạm dừng chân mua sắm của khách du lịch trên đường thiên lý mà thôi. So sánh trong điều kiện tổng thể như thế mới thấy VCAT Lái Thiêu tự thân nó có thể làm một hệ thống du lịch nhà vườn gắn liền với sông nước. Do có lợi thế nằm dọc theo sông Sài Gòn, việc lựa chọn kết hợp giữa du lịch nhà vườn Lái Thiêu và du lịch sông Sài Gòn cũng là một điểm gợi mở, bao gồm cảviệc khai thác tuyến giao thông đường sông đưa khách đến Lái Thiêu lẫn tuyến du lịch sông nước ngay tại chỗ.

“Do điều kiện tự nhiên, các sản phẩm du lịch của TX.Thuận An không thể tách rời với sự phát triển du lịch của các tỉnh vùng miền Đông Nam bộ. Chính vì vậy sự liên kết với TP.HCM và các tỉnh lân cận trong vùng là chiến lược vô cùng quan trọng. Việc tăng cường liên kết với các tỉnh sẽ xây dựng được cơ chế hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, phù hợp với tài nguyên du lịch sinh thái, lịch sử - văn hóa của địa phương”

(Bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND TX.Thuận An)

Tuy nhiên, vùng đất Lái Thiêu không chỉ có VCAT màcòn có hệ thống các làng nghề sốm sứ, nghề sơn mài, nghề gỗ mỹ nghệ… nằm ngay trong lòng nó hoặc ở các địa phương xung quanh. Ngoài ra, Lái Thiêu còn có hệ thống chùa chiền, đình, miếu cổ và lại nằm giáp ranh TP.HCM nên rất cólợi thế phát triển loại hình du lịch sinh thái - văn hóa. Trong thời gian qua, do nhiều điều kiện khách quan lẫn chủ quan, nhà vườn Lái Thiêu đánh mất dần vị thế vốn có của mình trước đây. Nhưng không vì thế mà chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương để cho một làng nghề trồng cây ăn trái lâu đời bị mai một. Trước tình hình trên, chính quyền tỉnh Bình Dương, TX.Thuận An đều đã có chủ trương tập trung nghiên cứu tìm biện pháp để cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây.

Điểm nhấn VCAT Lái Thiêu

Ngày 15-8-2011, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2303/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm định hướng không gian phía Nam khu vực TX.Thuận An phát triển theo hướng du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn, du lịch sông nước), du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡng) vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm… với cơ cấu nguồn vốn Nhànước 15 - 20%, các nguồn vốn khác 80 - 85%. Đây lànhững chủ trương hết sức đúng đắn của tỉnh, trên thực tế đã mang lại hiệu quảcao.

Hội thảo Giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Sáng 9-6, tại Trung tâm Hội nghịLucky Square (thành phố mới Bình Dương), Ban tổ chức Lễ hội “Lái Thiêu - mùa trái chín” năm 2013 đã phối hợp với trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức hội thảo Giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu (VCATLT).

Tại hội thảo, các nhàkhoa học, các công ty du lịch, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh cùng các nhàvườn ởBình Dương đã cùng nhau thảo luận về: Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái VCATLT, Vai trò của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch sinh thái gắn với VCATLT, Giải pháp thu hút khách du lịch đến Bình Dương vàVCATLT, Khôi phục vàphát triển hoạt động du lịch tại VCATLT, Giải pháp phát triển du lịch VCATLT, Xu hướng kết hợp sinh thái vàvăn hóa trong du lịch: kiến nghịcho mô hình Lái Thiêu - Bình Dương, Vai trò của truyền thông trong phát triển du lịch vàdu lịch sinh thái vườn, Giải pháp phát triển du lịch sinh thái VCATLT (trường hợp Khu du lịch Cầu Ngang xã Hưng Định), Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững VCATLT…

Cũng trong hội thảo, PGS - TS Phan ThịThu Hiền đến từtrường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn đã trình bày tham luận về Du lịch vườn cây trái ởHàn Quốc: vài gợi ý cho Lái Thiêu.

MINH HIẾU

Du lịch sinh thái với điểm nhấn VCAT Lái Thiêu chính là hướng đi đúng đắn để phục hồi và phát huy những lợi thế to lớn của VCAT nức tiếng Nam bộ bấy lâu. Một tín hiệu đáng mừng cho du lịch VCAT Lái Thiêu là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương đặt trọng tâm đầu tư xây dựng lại vườn cây, khảo cứu tìm giải pháp thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bình Dương. Trong đó VCAT Lái Thiêu được xem như là điểm chính, còn các cụm di tích và làng nghề truyền thống sẽ có chức năng nối kết với vườn cây ăn trái trong các tour tham quan Bình Dương. Nhiều hoạt động thiết thực, mà trong đó đáng kể là việc tổ chức Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” năm 2013 lànhững bước đi cần thiết nhằm khai thác du lịch miệt vườn đồng thời bảo tồn các loại cây trồng, xây dựng phương án để mùa thu hoạch trái cây cũng là mùa đón khách tham quan. Không những thế, du lịch vườn Lái Thiêu cũng là sự kết hợp với du lịch làng nghề, du lịch tâm linh, tham quan các di tích, danh thắng và thành phố mới Bình Dương. Đây chính là hướng phát triển tốt của du lịch Bình Dương.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM chia sẻ: “Khi xây dựng khu du lịch lấy VCAT Lái Thiêu làm trọng điểm, Bình Dương cần phải chú ý yếu tố quang cảnh phối hợp, bao gồm hoa cây cảnh trang trí, biểu tượng của vùng đất vàcon người; yếu tố giao thông như xây dựng hoặc cung cấp các tuyến xe công cộng đi và về, xe chuyên chởchuyên dụng dọc theo tuyến lộ chính để du khách có thể lựa chọn. Bình Dương cũng cần phải xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho VCAT Lái Thiêu”. Còn theo tiến sĩ Ngô Thanh Loan, trưởng bộ môn du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM thì nên chọn đầu tư một số nhà vườn Lái Thiêu tiêu biểu để làm sống lại sinh hoạt và phương thức trồng trọt của Lái Thiêu.

Có thể nói, VCAT Lái Thiêu đang dần trở lại nhờ vào nhiều chương trình hành động cụ thể của người dân và chính quyền địa phương. Triển vọng to lớn cho loại hình du lịch sinh thái Lái Thiêu đã được nghiên cứu, kết luận bởi nhiều học giả, người dân tâm huyết với vùng chuyên canh cây ăn trái nức tiếng cả nước. Tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn lắm chông gai, nhiều thách thức để biến VCAT Lái Thiêu trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều du khách.

 K.VINH - C.SƠN - T.LÝ