Vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc nhân dân

Thứ hai, ngày 26/08/2019
 LTS: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa tròn 50 năm, song khát vọng và nỗ lực hoạt động của Người trong hành trình đấu tranh vì độc lập, tựdo, thống nhất đất nước vẫn trường tồn. 50 năm thực hiện Di chúc của Người, khát vọng vàniềm tin của Người đã trở thành lời thề thiêng liêng của cả dân tộc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế.

(BDO)  Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc

Độc lập, tự do, hòa bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của mọi người dân Việt Nam yêu nước; là mục tiêu phấn đấu, thể hiện rõ trong mọi thời điểm và trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong hành trình hoạt động cách mạng và đấu tranh để đạt được hoài bão đó, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, vào trong phong trào công nhân vàphong trào đấu tranh yêu nước; chuẩn bịvềmọi mặt và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa hồng vừa chuyên; tập hợp, cổ vũ, động viên quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh cách mạng trong Mặt trận dân tộc thống nhất, để nhân nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Ngày 30-4-1975, tâm nguyện của Người trong Di chúc và khát vọng của toàn dân tộc về một nước Việt Nam thống nhất đã trở thành hiện thực

Ngay sau khi ra đời ngày 3-2-1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã xác định đường lối cách mạng Việt Nam là trải qua hai giai đoạn: Trước hết là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đótiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tập hợp quần chúng, đã lãnh đạo và đưa quần chúng ra đấu tranh với tinh thần và ý chí “toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mùa thu năm 1945, sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; đồng thời khẳng định: “Nước Việt Nam cóquyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và dân tộc. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” trong bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.

Tuy nhiên, trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và trước nguy cơ mất nước một lần nữa; trân trọng giá trị thiêng liêng của độc lập, tự do và không cam tâm làm nô lệ, với tinh thần và ý chí “quyết tử cho Tổquốc quyết sinh”, hưởng ứng lời hịch cứu nước của Người: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”, toàn thể nhân dân Việt Nam đã quyết tâm “thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, không chỉ đề ra chủtrương, đường lối đúng đắn, Người và Đảng Cộng sản Việt Nam đãphát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, cổ vũ, động viên đồng bào vàchiến sĩcảnước kiên trìkháng chiến vàkiến quốc; từng bước giành thắng lợi vàkết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bằng một “Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”.

Bắc Nam sum họp một nhà

Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Theo tinh thần của hiệp định, cuộc tổng tuyển cử tự do, thống nhất hai miền Nam - Bắc sẽ được thực hiện vào năm 1956. Tuy nhiên, thực hiện học thuyết Trurman, Mỹ đã phá hoại hiệp định Giơnevơ, can thiệp vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Tiếp tục thực hiện khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước, để tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã căn cứvào tình hình quốc tế, trong nước, so sánh thế và lực giữa ta và địch, nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng (cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc) phù hợp với điều kiện cụ thểcủa đất nước.

Trước tình hình và nhiệm vụ mới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã một mặt nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong việc hoạch định đường lối kháng chiến chống Mỹcứu nước, tạo sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ và thắng Mỹ; đồng thời tăng cường đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, phát huy sức mạnh của dân tộc vàthời đại; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cổ vũ đồng bào vàchiến sĩcảnước quyết tâm xây dựng, bảo vệvững chắc hậu phương miền Bắc, chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.

Sau phong trào Đồng Khởi 1959-1960, cách mạng miền Nam ngày càng phát triển... Quân dân ta đã lần lượt đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đơn phương” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Tháng 3-1965, Tổng thống Mỹ Johnson đã quyết định thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam. Tình hình cách mạng miền Nam diễn biến hết sức phức tạp, chiến tranh lan rộng ra cả nước, vận mệnh dân tộc đứng trước thách thức nghiêm trọng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra ngày càng quyết liệt. Để khẳng định niềm tin và quyết tâm đánh thắng Mỹ, ngày 17-7-1966, trong lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chiến tranh cóthể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa... song nhân dân việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nêu cao tinh thần và thúc giục quân dân cả nước quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Khát vọng và niềm tin của Người đã trở thành lời thềthiêng liêng của cả dân tộc khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa. Trước anh linh của Người, quyết tâm thực hiện hoài bão của Người, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thề: “Giương cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thỏa lòng mong ước của Người”.

Trong những năm sau đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta từng bước giành được thắng lợi quan trọng trên các chiến trường. Giữa tháng 6-1972, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Ních xơn thất bại nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ bị phá sản. Trong bối cảnh đó, Mỹ đưa B.52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng nhằm phá hủy khả năng của Bắc Việt Nam ủng hộ các lực lượng ở Nam Việt Nam. Tuy nhiên, chiến thắng của trận “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm cuối năm 1972 của quân dân Hà Nội đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973 về“chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.

“Mỹ đã cút”, nhưng để thực hiện trọn vẹn lời hứa “đánh cho ngụy nhào”, đồng bào và chiến sĩ cả nước đã không ngừng tiến lên, kiên trì thực hiện hoài bão của Người. Vẫn cóNgười bên cạnh soi đường, dẫn lối; cónguồn sức mạnh nội lực của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc cổvũ, động viên, chiến dịch Tây nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm của nhân dân ta. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 đã giành thắng lợi hoàn toàn, cả nước đã thống nhất, non sông liền một dải, làm thỏa lòng mong ước của Người. Tâm nguyện của Người trong Di chúc và khát vọng của toàn dân tộc vềmột nước Việt Nam thống nhất đã trở thành hiện thực.

50 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa và 50 năm thực hiện Di chúc của Người (1969- 2019), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đoàn kết một lòng, phát huy những bài học kinh nghiệm trong chiến tranh để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (còn tiếp)

Đ.THANH (tổng hợp)