Vi chất dinh dưỡng: Cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ
(BDO) Vi chất dinh dưỡng (VCDD) có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
VCDD bao gồm nhóm vitamin A, B, C, D, E… vànhóm các nguyên tốkhoáng như canxi, phốt pho, sắt, kẽm, iốt, selen, đồng. Các chuyên gia cho biết, thiếu VCDD sẽdẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe. Nếu thiếu vitamin A sẽảnh hưởng đến sự phát triển của đôi mắt, nếu thiếu nặng có thể gây mù lòa. Thiếu sắt sẽgây thiếu máu, ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, giảm khả năng học tập. Thiếu iốt sẽgây đần độn và kém phát triển trí tuệ… VCDD lànhững chất màcơ thểchỉ cần một lượng rất nhỏnhưng nó đóng vai tròrất quan trọng cho cơ thể con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Thiếu VCDD sẽảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, thể lực, trí tuệ và khả năng miễn dịch của trẻ.
Trẻ em cần được bổ sung đầy đủ VCDD để khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Trong ảnh: Tư vấn tiêm vắc xin cho trẻ em tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ảnh: C.LÝ
Từ năm 1993, ngành y tế đã triển khai hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em. Hoạt động trên được triển khai định kỳ hàng năm trên toàn quốc, với hơn 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/năm. Hiệu quả của hoạt động này mang lại đã góp phần cải thiện suy dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe, thể lực và chiều cao của người Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 1996, ngày 1 và ngày 2-6 hàng năm đã được chọn là “Ngày VCDD” với nhiều hoạt động mang tính huy động xã hội rộng lớn, nhằm thay đổi nhận thức và thực hành của các bà mẹ, mỗi gia đình, cộng đồng về tầm quan trọng và cách phòng chống các bệnh do thiếu VCDD. Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, trong những năm qua, công tác phòng chống thiếu VCDD nói chung và vitamin A nói riêng của cả nước đã góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống mức 14,1% thể nhẹ cân và 24,4% thể thấp còi hiện nay, đạt mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân trước 3 năm so với kế hoạch.
Tại Bình Dương, từ giữa tháng 5-2016, ông Lục Duy Lạc, Giám đốc Sở Y tế cũng chỉđạo Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh phối hợp triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao đợt 1-2016 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trẻ em từ 6 - 16 tháng tuổi và các bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng đều được lập danh sách để bổ sung uống vitamin A liều cao trong dịp này. Bước sang năm 2016, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh cũng đã triển khai dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em và cập nhật các kiến thức mới về dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi cho đối tượng cán bộ chuyên trách dinh dưỡng 91 xã, phường trong tỉnh. Công tác truyền thông giáo dục, nâng cao kiến thức của người dân về thực hành dinh dưỡng, xây dựng bữa ăn cân đối, hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng… cũng được các đơn vị ngành y tế các cấp tổ chức thường xuyên. Đây là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần tích cực cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Bác sĩ Võ Nguyên Diễm Thy, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh cho biết, VCDD có vai trò đặc biệt đối với cơ thể con người. 4 VCDD thường bị thiếu nhiều nhất ở trẻ em Việt Nam là sắt, vitamin A, iốt và kẽm. Suy dinh dưỡng và thiếu VCDD ở bà mẹ và trẻ em ảnh hưởng tới gần một nửa dân số thế giới với các hậu quả như thai nhi kém phát triển, bà mẹ dễ bị sinh non, sinh thiếu cân, thiếu máu và các bệnh mãn tính khác (thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tim mạch...). Vì vậy, phòng chống thiếu VCDD là một giải pháp quan trọng trong việc phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao sức đề kháng, phòng chống các bệnh nhiễm trùng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của phụ nữ, trẻ em.
Để phòng chống thiếu VCDD, ngành y tế khuyến cáo người dân cần tổ chức bữa ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, nên lựa chọn các thực phẩm có tăng cường VCDD. Song song đó, cần cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn; bữa ăn của trẻ cần các loại thực phẩm giàu VCDD, thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D; trẻ em trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/năm. Bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều vitamin A; trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun; phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn; trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các chế phẩm sữa phù hợp với từng lứa tuổi. Vào ngày 1 và ngày 2-6 hàng năm, hãy đưa trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A tại các điểm uống ở xã, phường để bổ sung đầy đủ vitamin A cho sự phát triển của trẻ.
CẨM LÝ