Về với những vùng quê đáng sống

Thứ hai, ngày 05/02/2024

(BDO) Nắng ấm áp, hoa khoe sắc, báo hiệu một mùa xuân nữa lại về trên quê hương. Trong không khí rạo rực ấy, những vùng quê nông thôn mới (NTM) như bừng lên sức sống mới… Thành tựu đó có được là do sự chung sức đồng lòng của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

 Các mô hình kinh tế hp tác hot đng hiu qu ti đa bàn nông thôn tnh. Trong nh: Thu hoch cam, bưi VietGAP ca Hp tác xã Nông nghip Tam Lp (huyn Phú Giáo)

 Thay áo mới

Về với xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng hôm nay dễ nhận thấy sự đổi khác so với vài năm trước, những con đường bê tông rộng mở nối dài, môi trường cảnh quan xanh tươi, sạch - đẹp. Có được thành quả này là cả một quá trình nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân, quyết tâm đổi mới cách nghĩ, cách làm, tầm nhìn và lối sống. Để huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân tham gia xây dựng NTM nâng cao, xã Tân Hưng đã tích cực vận động, tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, người dân hiểu rõ chủ trương, quan điểm, tầm quan trọng của xây dựng NTM nâng cao, từ đó tích cực tham gia vào chương trình. Không chỉ chỉnh trang khuôn viên nhà cửa, trồng hoa kiểng trên các tuyến đường, xây dựng giao thông kiểu mẫu, người dân còn đóng góp nguồn vốn đầu tư các công trình theo quy hoạch và định hướng của chính quyền địa phương.

Ông Trương Quang Huy (xã Tân Hưng), cho biết vùng quê nông thôn bây giờ thay đổi nhiều lắm. Trước là những con đường ổ voi, sình lầy, bụi bặm, nhưng hôm nay hầu như đã được thảm nhựa, bê tông hóa. Kinh tế bà con nông thôn cũng trở nên khá hơn trước, có thêm điều kiện sửa sang nhà cửa.

 Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; trong đó 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 24% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao); 100% huyện đạt chuẩn NTM. Tỉnh Bình Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Rời Tân Hưng, chúng tôi đến xã NTM An Thái (huyện Phú Giáo) và cảm nhận về sự thanh bình của một miền quê “đáng sống”. Dọc các tuyến đường trung tâm của xã với những hàng cây hoa khoe sắc thắm, nổi bật lên là những ngôi nhà cao tầng hiện đại đan xen. Những con đường liên xã, liên ấp đã được bê tông hóa sạch đẹp và đều được lắp điện chiếu sáng. Các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... được đầu tư xây dựng khang trang. Thời gian qua, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, bộ mặt nông thôn xã An Thái đã có nhiều đổi thay. Hiện An Thái được đánh giá là một trong những địa phương của huyện Phú Giáo phát triển kinh tế nhanh, với đa ngành nghề.

Ông Bùi Văn Bảo, Chủ tịch UBND xã An Thái, cho biết xã đạt chuẩn NTM nâng cao hoàn toàn dựa vào nội lực và ý thức của người dân, không chạy theo thành tích. Được lựa chọn là địa phương xây dựng thí điểm mô hình “làng thông minh” của huyện trong giai đoạn tiếp theo, xã tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước khắc phục khó khăn để đưa nền kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Cùng với đó hoàn thiện dần cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, thực hiện tốt các tiêu chí về văn hóa trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, “làng thông minh”.

Rút ngắn khoảng cách

Bình Dương là tỉnh công nghiệp, tốc độ đô thị hóa và dân số cơ học tăng nhanh. Xác định xây dựng NTM là có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc, với mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, rút ngắn khoảng cách với thành thị.

 Nhiu tuyến đưng giao thông nông thôtrên đa bàn tnh đưc bê tông hóa, nha hótheo tiêu chí sáng - xanh - sch - đưng n hoa

Từ thực tiễn đã cho thấy các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực triển khai đồng bộ chương trình với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết hài hòa với lộ trình phát triển đô thị của tỉnh và các huyện, thị, thành phố. Đặc biệt, việc đầu tư phát triển các công trình hạ tầng quan trọng, như: Giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa… đã tạo thuận lợi trong kết nối, thu hẹp khoảng cách giữa các trung tâm đô thị với các vùng nông thôn của tỉnh.

Quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh cho thấy hệ thống chính trị các cấp đã được củng cố, phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, cán bộ gần dân hơn, sát dân hơn. Các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác hoạt động thực chất và bền vững. Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Các hoạt động văn hóa tinh thần dần đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả, các phong trào thi đua được lan tỏa và diễn ra sôi nổi trong nhân dân.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, chính trị các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức cho cán bộ và người dân về các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, “làng thông minh” trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất - chế biến, tiêu thụ.

 Đến nay, Bình Dương có 100% xã đạt chuẩn NTM, 38/39 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 97%, 3/6 đơn vị cấp huyện công nhận đạt chuẩn NTM/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao, trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao cho 49 chủ thể. Thu nhập bình đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2023 đạt hơn 76 triệu đồng/năm.

THOẠI PHƯƠNG