Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản: Người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng đều hưởng lợi

Thứ năm, ngày 09/12/2021

(BDO) Bình Dương là một trong các tỉnh, thành đã ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) từ năm 2019. Hiện Bình Dương đang đẩy mạnh triển khai, có nhiều chính sách thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.

 Nhiều loại nông sản của Bình Dương sẽ thực hiện TXNG để minh bạch thông tin từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong ảnh: Khách hàng tham quan nông sản Bình Dương tại một hội chợ được tổ chức trước thời điểm dịch bệnh bùng phát

Hướng đi tất yếu

TXNG đang là yêu cầu bức thiết đối với các DN hiện nay. Không chỉ các nước nhập khẩu đòi hỏi sự minh bạch các thông tin do DN cung cấp, đây còn là sức ép ngay từ thị trường trong nước. Hiện nay, TXNG không chỉ bó hẹp ở truy xuất thông tin về sản phẩm mà còn truy xuất thông tin trong toàn bộ quá trình sản xuất, từ nguyên liệu thô đến khi tới tay người tiêu dùng.

Ý thức được lợi ích của TXNG, ông Lê Minh Sang, Giám đốc Hợp tác xã Cây ăn quả Tân Mỹ (xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên) đã chủ động đăng ký áp dụng TXNG bằng QR code đối với sản phẩm bưởi da xanh, bưởi đường lá cam và dưa lưới của hợp tác xã. Theo ông Sang, việc sử dụng QR code giúp cho sản phẩm bưởi da xanh Tân Mỹ được định danh trên kệ hàng của các siêu thị, đồng thời giúp kết nối thông tin giữa cơ sở sản xuất với người tiêu dùng thông qua ứng dụng công nghệ quét mã sản phẩm. Qua việc quét mã, các thông tin về sản phẩm sẽ được cung cấp đến người tiêu dùng.

Ông Lý Thái Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, cho biết TXNG là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm thông qua tất cả các giai đoạn, từ tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất, chế biến, vận chuyển và phân phối ra thị trường. Để thực hiện tốt cả quá trình đó, trên mỗi sản phẩm cần có mã định danh riêng, còn gọi là tem TXNG. Nói cách khác, tem TXNG là phần nhận diện chuỗi liên kết các giá trị từ khâu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng, từ vùng trồng, đất trồng, phân bón, con giống đến quá trình thu hoạch, bảo quản, vận chuyển hàng hóa và đóng gói.

Trong quátrình triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG trên địa bàn tỉnh bước đầu có những thuận lợi. Tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong quá trình sản xuất và phát triển về hệ thống phân phối. Hiện nay, tỉnh rất quan tâm đến Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển song song cùng với các ngành nghề khác. Trong đó, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (DN, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Chương trình OCOP không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở nông thôn như giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân, hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững. Chương trình còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương thông qua các chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục. Trình độ người nông dân hiện nay về công nghệ thông tin còn rất thấp, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế, hệ thống phần mềm và việc kết nối các dữ liệu tại các vùng trồng hiện nay còn chưa triển khai đồng loạt và thống nhất, khả năng tích hợp với các phần mềm khác, ứng dụng trên smartphone còn chưa cao. Ngoài ra, vấn đề đầu tư hạ tầng mạng và đường truyền internet trên diện rộng chưa cao, nhất là các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng sâu, vùng xa, khiến cho công tác chuyển tải thông tin còn nhiều hạn chế.

Thúc đẩy quá trình truy xuất

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG, Bình Dương đã cụ thể hóa, ban hành kế hoạch thực hiện đề án. Theo đó, UBND tỉnh đãban hành Kế hoạch số 3338/KH-UBND đểtriển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020- 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số2684/QĐ- UBND vềviệc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030. Đểbảo đảm ít nhất 70% các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số mã vạch tại tỉnh Bình Dương có hệ thống TXNG đủ điều kiện kết nối với hệ thống quản lý thông tin TXNG của tỉnh; hỗ trợ DN xây dựng, tư vấn và chứng nhận hệthống TXNG sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, với kinh phíhỗtrợdựkiến đến 320 triệu đồng/năm.

Thời gian tới, Bình Dương sẽ tập trung tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị, liên kết giữa các “mắt xích” của chuỗi từ việc trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ; thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao để giảm chi phí trung gian hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ông Lý Thái Hùng cũng cho biết thêm Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh đã tổchức nhiều hội nghị, hội thảo đểtuyên truyền, hướng dẫn vềTXNG cho các tổchức vàcác cá nhân trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành triển khai thí điểm TXNG đối với 5 chuỗi sản phẩm (trứng sản phẩm, thịt gia cầm, rau ăn quả/rau ăn lá, dưa lưới, bưởi) trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cũng theo ông Hùng, sau quá trình thí điểm, sẽ ứng dụng nhân rộng kết quả sang các chuỗi sản phẩm khác. Trên tinh thần đó, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp từ phía các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia ứng dụng thí điểm hệ thống TXNG tại DN của mình để hoàn thiện, cập nhật cơ sở dữ liệu với các hệ thống TXNG của DN trong nước và quốc tế.

 Ông Lý Thái Hùng, Chi cục trưởng Chi cc Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh: Sản phẩm, hàng hóa được TXNG có rất nhiều lợi ích mang lại. Đối với người tiêu dùng, người dân, tra cứu được thông tin chi tiết sn phm hàng hóa vàthông tin TXNG theo chuỗi cung ứng; tra cứu thông tin về tiêu chun quy trình nuôi trồng, sn xuất vàthông tin chứng nhận thử nghiệm; tra cứu thông tin chi tiết về thương hiệu sn phm, thông tin DN; chng hàng gi, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gc xuất xứ. Đối với DN, đáp ứng các yêu cầu khi xuất khu sn phm hàng hóa sang các thị trưng có yêu cầu TXNG; trnh bị ép giá; nâng cao khnăng cạnh tranh vi hàng gi, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gc xuất xứ; tăng tính minh bạch, sẵn sàng cung cấp thông tin TXNG trong khâu sn xuất, kinh doanh phân phi của DN; tăng hiệu qutruyền thông vàkinh doanh, kiểm soát chất lượng sn phm, bo vệ sn phm vàthương hiệu.

 THOẠI PHƯƠNG