TP.Thuận An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Thứ tư, ngày 06/05/2020

(BDO)

Dây chuyền sản xuất tại Công ty Esquel Việt Nam, KCN VSIP 1

 

Chú trọng tuyên truyền

Thành phố Thuận An tập trung tuyên truyền, phổ biến hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) cho các đối tượng liên quan, thông qua các lớp tập huấn, hội thảo. Nội dung chủ yếu là những tác động về thuế quan và khả năng xuất khẩu hàng nông sản qua thị trường các nước đối tác CPTTP bao gồm các yếu tố cần quan tâm như nhãn hiệu tập thể, truy xuất nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Trong những năm qua, TP.Thuận An đã quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhiều DN tiếp cận, hiểu được chủ trương của Nhà nước về khuyến khích phát triển DN; phối hợp với đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ đăng ký và tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu như măng cụt Lái Thiêu, bánh bèo Mỹ Liên, trà sữa Hoa Trân; lập hồ sơ đăng ký cấp mã số, mã vạch cho sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Qua đó, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử, tham gia giao dịch, liên kết khai thác thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Bình Dương; quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu địa phương; cung cấp thông tin về các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, lợi thế của thành phố để xây dựng chương trình phát triển thị trường.

Tạo đà cho công nghiệp tăng trưởng

Hiện trên địa bàn TP.Thuận An có 3 khu công nghiệp tổng diện tích 775 ha, 2 cụm công nghiệp 113,5 ha, tỷ lệ cho thuê tại các khu, cụm công nghiệp đạt 100%, có 4.203 DN đang hoạt động. Sản xuất công nghiệp tập trung ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, sạch, thân thiện môi trường đã góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng ngành công nghiệp của địa phương. TP.Thuận An cũng luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN đóng trên địa bàn, tìm hiểu những khó khăn vướng mắc để có giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Theo ông Trương Công Thạch, DN xuất nhập khẩu cần theo dõi sát sao thông tin, lộ trình cam kết từ các FTA. Từ đó đưa ra định hướng đúng, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý. Ngoài ra, DN cần có cơ chế đầu tư nguồn nhân lực sớm, có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần thỏa đáng cho người lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao. Đây chính là đầu tư cho nguồn nhân lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh khi hội nhập. Bên cạnh đó, DN cần đổi mới cơ chế quản lý tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, khuyến khích người lao động tự động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Ông Trương Công Thạch, Phó Phòng Kinh tế TP.Thuận An, cho biết: “Thời gian qua, lãnh đạo TP.Thuận An đã chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, năng suất lao động, quảng bá đến nhà phân phối, người tiêu dùng; phối hợp với đơn vị liên quan hỗ trợ các dự án đầu tư, đổi mới trang thiết bị, mở rộng phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đào tạo nghề. Nhờ đó, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp duy trì phát triển tốt, thu hút nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực điện, điện tử, ô tô chuyển đổi công nghệ hiện đại góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn”.

Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù DN gặp phải những khó khăn nhất định do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên nhờ vào các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất và xuất khẩu trước đó của chính quyền địa phương, trong quý I-2020, sản xuất công nghiệp của thành phố tiếp tục tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn uớc thực hiện 57.100 tỷ đồng (giá cố định 2010), tăng 6,9% so với cùng kỳ. Trong đó, DN trong nước ước thực hiện 17.500 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị sản xuất DN trong nước chiếm 30,6% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Giá trị sản xuất tăng ở các ngành như chế biến thực phẩm và đồ uống, giày dép, sản phẩm may mặc, sản phẩm mộc, các sản phẩm từ kim loại. DN có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 39.600 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ, chiếm 69,4% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Từ nay đến cuối năm 2020 TP.Thuận An tiếp tục thực hiện hỗ trợ thủ tục hành chính, chính sách pháp luật liên quan để DN nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tếquốc tế. khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung; nâng cao giá trị gia tăng, đầu tư đổi mới công nghệ, nhất là đối với các ngành sửdụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, chếbiến gỗ… TP.Thuận An tiếp tục thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sạch, tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu của các DN trên địa bàn, trong thời gian tới các hiệp hội DN, ngành nghề cần tiếp tục triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn cho DN về pháp luật kinh doanh, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện quốc tế, những rào cản thương mại của các thị trường xuất khẩu; tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư theo thị trường, ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh cụ thể để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các hiệp hội tiếp tục đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa DN và cơ quan quản lý, tạo điều kiện kết nối giao lưu giữa DN hội viên; tăng cường phổ biến thông tin hội nhập về pháp luật của các nước, hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu…

Mặt khác, DN cần tăng cường liên kết với nhau, chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu, đồng thời tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu để giảm thiểu phụ thuộc nguyên phụ liệu của các nhà cung cấp nước ngoài. 

Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù DN gặp phải những khó khăn nhất định do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên nhờ vào các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất và xuất khẩu trước đó của chính quyền địa phương, trong quý I-2020, sản xuất công nghiệp của thành phố tiếp tục tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn uớc thực hiện 57.100 tỷ đồng (giá cố định 2010), tăng 6,9% so với cùng kỳ. Trong đó, DN trong nước ước thực hiện 17.500 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị sản xuất DN trong nước chiếm 30,6% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

PHƯƠNG LÊ

Từ khóa: