Tình hình xuất khẩu đầu năm: Nhiều tín hiệu vui

Thứ hai, ngày 11/03/2013

Bước sang năm 2013, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đãký được các hợp đồng xuất khẩu (XK). Đơn hàng XK của các mặt hàng chủlực đãkýtừ quýIV-2012 đến nay đạt tương đối khá. Đặc biệt, một số DN lớn cóuy tín trong ngành gỗvàdệt may đãkýđược từ30 - 45% lượng hàng XK cho kếhoạch cả năm 2013, trong khi giánguyên liệu nhập khẩu ổn định, giúp DN tự tin hơn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh

 Tín hiệu hồi phục

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 2 tháng năm 2013 ước đạt 2.261,8 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước 380,5 triệu USD, tăng 24,9%, DN có vốn đầu tư nước ngoài 1.881,3 triệu USD, tăng 46%. Riêng trong tháng 2, do Tết Nguyên đán rơi vào những ngày cuối của tháng 2-2013 nên KNXK giảm so với tháng trước. Theo đó, KNXK tháng 2-2013 ước đạt 937,6 triệu USD, giảm 29,2% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước 149,9 triệu USD, tăng 4,8%, DN có vốn đầu tư nước ngoài 769,6 triệu USD, tăng 13,2%.  

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử đang ngày càng tăng. Trong ảnh: Sản xuất các linh kiện điện tử có độ chính xác cao tại một DN FDI

Các mặt hàng XK chủ lực vẫn là gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản phẩm dệt may, giày da, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ... Mặc dù các DN vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng từ đầu năm đến nay, lượng đơn đặt hàng tương đối khá, đặc biệt thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan. Đa số các DN đã nhận được đơn đặt hàng XK đến hết quý I-2013, riêng những DN giày da lớn đã có hợp đồng XK đến cuối quý II-2013. Trong khi đó, giá nguyên liệu nhập khẩu 2 tháng đầu năm vẫn đang ổn định, không tăng so với tháng trước, nên giá hàng hóa XK cũng không tăng nhiều, một số đơn hàng không tăng giá so với năm 2012.

Việc chờ lao động

Kể từ sau tết đến nay, một số DN sử dụng nhiều lao động (LĐ) như sản xuất giày, dệt may, gốm sứ, gỗ... tiếp tục gặp thêm khó khăn về việc thiếu hụt LĐ. Theo Hiệp hội Gốm sứ, qua báo cáo của DN hầu hết đều thiếu từ 15 - 20% LĐ, ngay cả những công ty lớn như Công ty Cường Phát cũng đang thiếu khoảng 5% LĐ. Ngoài việc chờ LĐ nghỉ tết dài hơi ở quê xa trở lại, các DN đang gấp rút triển khai công tác tìm kiếm, tuyển dụng LĐ để kịp thời ổn định sản xuất, hoàn thành các đơn hàng XK kịp tiến độ theo hợp đồng. Chị Trần Thúy Liên, Công ty Giày Liên Phát, cho biết: “Cũng như các năm trước, đầu năm nay công ty cũng gặp khó khăn về LĐ. Nếu không có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, công ty sẽ không hoàn thành kịp các đơn hàng theo đúng tiến độ…”.

Tương tự ngành may, LĐ trong ngành gỗ cũng đang thiếu trầm trọng. Trong khi đó LĐ ngành gỗ chủ yếu được đào tạo tại chỗ theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, nên một khi thiếu LĐ là ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, chất lượng hàng hóa. Do vậy, các DN ngành gỗ phải có chính sách giữ chân người LĐ. Đại diện một DN cho biết, ngoài việc tăng lương theo quy định của Nhà nước và các chính sách bảo hiểm, các DN ngành gỗ còn có nhiều chính sách dành cho LĐ, như: Hỗ trợ tiền nhà trọ, thưởng chuyên cần, chăm lo cho công nhân ăn tết, đưa đón công nhân về quê dịp tết… Thực tế cũng cho thấy, các DN có chính sách chăm lo tốt đời sống LĐ, thì ở đó ít rơi vào tình trạng thiếu hụt LĐ đầu năm.

Tiếp tục hỗ trợ DN

Thực hiện Nghị quyết 13 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường, UBND tỉnh và các ngành chức năng tiếp tục tổ chức các buổi tiếp xúc DN, tổ chức hội thảo nắm tình hình hoạt động SXKD của các DN, các hiệp hội ngành hàng, kịp thời hỗ trợ các DN tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, các thủ tục hành chính... nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.

Để thiết thực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, trong năm 2013, Sở Công Thương cũng đã có kế hoạch thực hiện các chương trình trọng tâm, như: Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển CN tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2020; Đề án quy hoạch phát triển cụm CN tỉnh Bình Dương đến năm 2020, có xét đến năm 2025 và chính sách ưu đãi các chủ đầu tư xây dựng cụm CN, khuyến khích các DN vào cụm CN; Triển khai kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong CN năm 2013; Chương trình hỗ trợ kiểm toán năng lượng và thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng cho DN giai đoạn 2011-2015... Cùng với đó, Sở Công Thương còn thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại năm 2013, hỗ trợ giúp DN tham gia các triển lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường XK, tiêu thụ hàng hóa tồn kho…

Với những tín hiệu XK đầu năm, cùng những cố gắng của các sở ngành chức năng, mục tiêu kế hoạch XK năm 2013 tăng 19% so với năm 2012 mà UBND tỉnh đề ra chắc chắn sẽ thành hiện thực.

Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương Huỳnh Quang Thanh: “Hoạt động của hiệp hội phải thuyết phục, hấp dẫn được hội viên”

 Hiệp hội (HH) Gỗ Bình Dương (BIFA) là một trong những HH ngành hàng có nhiều hoạt động mang lại quyền lợi cho doanh nghiệp (DN) hội viên (HV) và các HH ngành hàng khác. P.V Báo Bình Dương đã có cuộc phỏng vấn ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch BIFA về cơ hội cho DN khi gắn kết với HH; sự gắn kết giữa các HH ngành hàng trong tỉnh với nhau và được ông Thanh cho biết:

- BIFA được thành lập năm 2009, hiện tại có 91 thành viên. Hoạt động của BIFA thật sự khởi sắc kể từ sau đại hội bầu BCH nhiệm kỳ 2 vào tháng 7-2012. Cơ cấu tổ chức BCH gồm 15 ủy viên, trong đó có 7 ủy viên thường vụ, gồm 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch và 1 tổng thư ký. Chủ tịch phụ trách chung, 5 phó chủ tịch phụ trách 5 tiểu ban. Việc phân công cụ thể các ủy viên thường vụ giúp BCH HH tham dự đầy đủ các cuộc họp với các ban ngành địa phương và Trung ương hoặc các tổ chức quốc tế thường xuyên hơn. BIFA cũng đã củng cố bộ máy nhằm thu thập và cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho DN HV.

- Những khó khăn của BIFA hiện nay là gì thưa ông?

- Khó khăn lớn nhất là BIFA thiếu kinh phí để duy trì hoạt động. Nguyên nhân là do nguồn thu chủ yếu dựa vào hội phí, trong khi đó HV đóng hội phí và lệ phí không đầy đủ. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều HH khác không phát triển được. Để giải quyết vấn đề này, hiện BIFA đang đề ra những giải pháp trước mắt có thể vận dụng được, như huy động HV tài trợ; thành lập công ty kinh doanh bên cạnh văn phòng hội, nhằm tạo lợi nhuận bổ sung cho kinh phí hội. Ngoài ra, chúng tôi còn tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, tận dụng nguồn thu từ việc tổ chức các sự kiện...

- Để HH tiếp tục phát triển, theo ông HH cần phải làm gì để thu hút, thuyết phục HV?

- Theo tôi, giải pháp để phát triển HH là hoạt động của HH phải thuyết phục, hấp dẫn được HV. Muốn vậy, HH phải đủ mạnh cả về chất và lượng. Có nghĩa là HH phải có số lượng HV đông, hoạt động mạnh, để có thể đóng góp ý kiến với Nhà nước, để cho ra đời những chính sách có lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành. Lãnh đạo HH phải thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm giữa các HV, qua đó giúp các HV có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ đơn hàng cho nhau. Hiện BIFA đang thực hiện điều này nhưng chưa thành công như mong đợi và chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới.

- Còn sự liên kết giữa các HH ngành hàng với nhau đã được BIFA thực hiện như thế nào, thưa ông?

- Một số HH hoạt động trong một vài lĩnh vực riêng nhưng có liên quan với nhau vẫn có thể hỗ trợ lẫn nhau như cung cấp nguyên phụ liệu, mặt hàng của mình sản xuất cho đơn vị bạn và giới thiệu khách hàng cho nhau. Nói chung giữa các HH ngành nghề có nhiều mối quan hệ có thể hỗ trợ lẫn nhau, nên cần thiết phải thiết lập các mối quan hệ với nhau. Qua các mối quan hệ này, các HH có thể giới thiệu đúng các sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của từng DN; tham vấn lẫn nhau khi có những kiến nghị về chính sách của Nhà nước có liên quan đến DN...

- Xin cám ơn ông!

NGỌC TRỰC

BẢO ANH