Tiếp bước truyền thống cha anh
Thứ sáu, ngày 31/08/2012
Tìm
về quá khứ để hướng đến tương lai một cách mạnh mẽ hơn, đó chính là cảm xúc của
hầu hết bạn trẻ sau những chuyến đi về nguồn tại các địa danh cách mạng đã được
lịch sử còn lưu giữ. Mắt thấy, tai nghe kể về tình yêu và tinh thần chiến đấu
bảo vệ quê hương đến giọt máu cuối cùng của cha anh thuở trước để giúp cho thế
hệ trẻ ngày nay quyết tâm góp bàn tay, sức lực xây dựng quê hương phát
triển. Đắm
mình trong truyền thốngXuất phát từ nhận thức sâu sắc rằng
mỗi người sinh ra và lớn lên cũng có cội nguồn, gốc rễ bền bĩ tiếp nối từ quá
khứ đến hiện tại, từ những gian lao vất vả để có ngày hôm nay nên những chuyến
về nguồn thăm lại các địa danh, chiến tích hào hùng luôn được nhiều cơ sở Đoàn
chú trọng tổ chức hàng năm. Qua những chuyến đi ấy, ĐVTN biết trân trọng, giữ
gìn, yêu quý truyền thống cội nguồn dân tộc, quyết tâm thi đua xây dựng quê
hương trong thời kỳ mới. Trong
một chuyến về nguồn của ĐVTN khối các cơ quan tỉnh Chi đoàn Bảo hiểm Bảo Việt là một
trong những đơn vị điển hình trong công tác giáo dục truyền thống qua những
chuyến tổ chức về nguồn rất ý nghĩa. Hàng năm, chi đoàn đều duy trì thường
xuyên 2 chuyến đi về nguồn thăm các di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh như Nhà
tù Phú Lợi, Chiến khu Đ, Chiến khu Minh Đạm, Địa đạo Củ Chi, Võ Thị Sáu (Bà Rịa
- Vũng Tàu), Tà Thiết (Bình Phước)... và 2 chuyến về nguồn liên quân với các
chi đoàn kết nghĩa. Trong các chuyến đi ấy, các đoàn viên không chỉ thăm di
tích lịch sử mà còn thăm hỏi, tặng quà cho thân nhân các anh hùng đã ngã xuống
vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Để những chuyến về nguồn thêm sôi
động, thu hút, các cơ sở Đoàn còn lồng ghép nhiều trò chơi như viết cảm nhận
sau khi tham quan di tích, trắc nghiệm các câu hỏi về địa danh lịch sử, tập
huấn kiến thức, kỹ năng sống... “Chính các chuyến về nguồn hàng năm đã thu hút
được gần như 100% đoàn viên tham gia”, chị Ngô Thị Thùy Trang, Bí thư Chi đoàn
Bảo Việt cho biết. Bí thư Đoàn trường Trung cấp Nông
Lâm Nguyễn Bá Biên còn cho biết: “Chúng tôi kết hợp giáo dục truyền thống trong
mọi hoạt động, ngay cả trong chiến dịch hè tình nguyện, đội hình sinh viên với
27 bạn cũng đã được thăm các chiến tích lịch sử của Phước Long như đồi Bằng
Lăng, nơi có hơn 300 người ngã xuống trong trận dội bom của giặc. Mỗi lần như
thế như tiếp lửa hơn nữa cho những người chiến sĩ mùa hè thêm hăng hái thi đua,
xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của chiến dịch”. Tiếp
bước cha anhĐoàn viên Lê Thị Kim Cương, Chi đoàn
Bảo Việt chia sẻ: “Chuyến đi nào tôi cũng tham gia vì rất bổ ích. Đôi khi chúng
ta tất bật, vội vã với cuộc sống mà quên đắm mình trong dòng sông của truyền
thống cội nguồn. Tìm về với lịch sử để thấy mình có một gia đình lớn thật hạnh
phúc, để biết yêu quê hương xứ sở, con người và muốn đóng góp nhiều hơn”. Anh
Ngô Quốc Cường cũng đồng tình: “Hiểu nhiều truyền thống chừng nào càng thấy
mình lớn khôn thêm chừng ấy. Khi lòng tự hào được nâng cao thì mong muốn đóng
góp sức trẻ cho quê hương sẽ tự nhiên tuôn trào”. Từ nhận thức biến thành hành động,
những bạn trẻ được giáo dục tốt về truyền thống thường có suy nghĩ, hành vi và
việc làm đúng đắn, tích cực, luôn hướng về những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Ở họ luôn có sự nỗ lực hết mình để lao động, sản xuất hiệu quả, đóng góp sức
mình để tiếp nối truyền thống cha anh. Để các địa danh lịch sử ngày càng
thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân thì những phương thức tái hiện lịch sử, người
thuyết trình cần được truyền cảm hơn và cần có nhiều hơn nữa những hình ảnh
trực quan sinh động được trình chiếu minh họa để tác động sâu sắc hơn nữa đến
nhận thức của bạn trẻ. Thiết nghĩ, trong các chuyến đi của các cơ sở Đoàn nếu
mời thêm các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu trong các thời kỳ kháng
chiến thì hiệu quả giáo dục truyền thống sẽ cao hơn! NGỌC
TRINH