Thống nhất các quy trình tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi

Thứ hai, ngày 18/04/2022

(BDO)  Nhằm bảo đảm an toàn tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi, ngành y tế thống nhất hướng dẫn các đơn vị, địa phương, cơ sở tiêm chủng quy trình nhập liệu trên nền tảng quản lý tiêm chủng quốc gia. Đặc biệt, ngành chú trọng công tác tập huấn khám sàng lọc cho trẻ để có những mũi tiêm an toàn, đạt chất lượng cao.

 Tiêm vắc xin cho trẻ lớp 6, dưới 12 tuổi tại trường THCS Chu Văn An, TP.Thủ Dầu Một

Nhập liệu trên nền tảng quản lý tiêm chủng quốc gia

Để chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi đạt hiệu quả cao, Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị, địa phương, cơ sở tiêm chủng xác minh thông tin tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế, cho biết các đơn vị, địa phương, cơ sở tiêm chủng khi nhập liệu lên nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 bắt buộc phải có mã định danh. Trong trường hợp chưa cung cấp được mã định danh để nhập liệu phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Nhập số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân đối với trẻ đã có 1 trong 2 loại giấy này. Sau đó, các đơn vị nhập mã định danh, trẻ sinh năm 2016 trở lại đây, mã định danh có trong giấy khai sinh hoặc trong giấy thông báo số định danh do Công an xã, phường, thị trấn cung cấp.

Địa phương, trường học lập danh sách gửi công an địa phương xã, phường, thị trấn cấp mã định danh theo danh sách. Trường hợp trẻ không có mã định danh, thì lập danh sách sử dụng số mã bảo hiểm y tế (BHYT) hoặc số điện thoại của phụ huynh làm mã định danh tạm thời cho đến khi trẻ có mã định danh chính thức thì cập nhật lại. Cách làm sẽ được thống nhất trên toàn tỉnh, đơn vị, cơ sở tiêm chủng sử dụng 9 số cuối của thẻ BHYT. Ví dụ như mã số BHYT là: HS 4747423499854 thì nhập 9 số cuối làm mã định danh tạm thời là 423499854. Trong trường hợp không có thẻ BHYT, đơn vị tiêm chủng sẽ sử dụng 9 số cuối của số điện thoại phụ huynh làm mã định danh cho trẻ thứ nhất. Đối với trẻ thứ 2 là 11 + SĐT phụ huynh và 12 + SĐT phụ huynh cho trẻ thứ 3. Cụ thể, số điện thoại phụ huynh là 0912345678 thì nhập mã định danh tạm thời cho trẻ thứ nhất là 912345678, trẻ thứ hai là 11 + SĐT (110912345678), trẻ thứ ba 12 + SĐT (120932345678).

“Địa phương, cơ sở tiêm chủng yêu cầu cha mẹ, người giám hộ bổ sung mã định danh khi đến tiêm mũi thứ 2. Bắt buộc 100% các cơ sở tiêm chủng vừa triển khai tiêm vừa nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác, ký sổ chứng nhận trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 và hoàn thành ngay trong ngày. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông để được giải quyết kịp thời. Hiện ngành cũng đang đẩy mạnh công tác truyền thông hướng dẫn người dân sử dụng chức năng “Phản ánh thông tin tiêm chủng” trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 trong trường hợp sai sót thông tin và điều chỉnh lại”, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương nói.

Thực tế ở các đợt tiêm chủng lần trước, có tình trạng thông tin tiêm chủng của người dân chưa được cập nhật đầy đủ, người đã tiêm chủng nhưng không có thông tin trên Sổ Sức khỏe điện tử, nhập đuổi dữ liệu tiêm chủng… Cách làm này là giải pháp xác thực, nhằm liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia, bảo đảm chính xác cao.

Đẩy mạnh khám sàng lọc trước khi tiêm

Khám sàng lọc trước tiêm chủng có vai trò quan trọng nhằm phát hiện bất thường, hạn chế tối đa những phản ứng sau tiêm. Cha mẹ, người giám hộ cần cho nhân viên y tế biết chính xác về tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của trẻ với các triệu chứng và điều trị cụ thể, tình trạng bệnh lý nền, các loại thuốc điều trị trẻ đang sử dụng. Những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp trong việc chống chỉ định, chuyển viện hay cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ và có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: “Lứa tuổi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 lần này không cần quá cầu toàn về thời gian kết thúc tiêm mà cần quản lý được điểm tiêm, số lượng tiêm và những vấn đề căn bản nhất để bảo đảm an toàn cho trẻ. Khi tổ chức triển khai, các điểm tiêm sẽ thực hiện chắc khâu khám sàng lọc cho trẻ. Trước khi đưa trẻ đi tiêm, phụ huynh cần chuẩn bị, nắm rõ tiền sử bệnh tật cũng như sức khỏe của trẻ. Những thông tin này phải được cung cấp cho nhân viên y tế khi khám sàng lọc, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định chính xác cho việc tiêm chủng đối với từng trẻ. Sự liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh cần được duy trì trong tuần đầu sau tiêm để bảo đảm khi có vấn đề gì sẽ kịp thời giải quyết”.

Ghi nhận tại các địa phương, công tác chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ từ 5 - 11 tuổi đang được các đơn vị đẩy mạnh triển khai và được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Bà Trần Thị Thảo, Phó Chủ tịch UBND TX.Bến Cát cho biết: “Hiện 8 xã, phường của TX.Bến Cát đã hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em khi được phân bổ vắc xin. TX.Bến Cát có hơn 36.000 trẻ trong độ tuổi từ 5 - 11 tuổi. Khảo sát ban đầu cho thấy, hiện đã có hơn 80% phụ huynh đồng ý cho trẻ tiêm chủng đợt 1. Để bảo đảm công tác tiêm chủng cho trẻ em diễn ra an toàn, Trung tâm Y tế TX.Bến Cát cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo về các phương án trước, trong và sau khi tiêm chủng cho trẻ. Địa phương đặc biệt quán triệt công tác khám sàng lọc trước khi có chỉ định tiêm cho trẻ”.

 “Có 3 nhóm đối tượng trẻ cần phải thận trọng và tiến hành tiêm tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên. Cụ thể, trẻmắc bệnh mạn tính bẩm sinh, tại thời điểm khám sàng lọc phát hiện trẻ có bất thường về tim, phổi hoặc trẻ có phản ứng phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào trước đó. Trường hợp trcó tiền sử dịứng với bất kdnguyên no, trẻ rối lon vềtri gic, gặp hội chứng tâm lý đm đông, tăng động, giảm chú ý… cần thận trọng tiêm chủng. Các cơ sở tiêm chủng phải nghiên cứu kỹ cc thnh phần của vắc xin Covid-19 theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nếu pht hiện trctiền sử phn vệvới bất cứthnh phần no của vắc xin như muối, lipid, đường… thì xếp vo nhm chống chỉ đnh tiêm”.

(Bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

 HOÀNG LINH