Tết Nguyên đán Ất Mùi có thể chỉ được nghỉ 7 ngày

Thứ hai, ngày 24/11/2014

(BDO) Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Phạm Thị Hải Chuyền vừa ký tờ trình Thủ tướng Chính phủ 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi, với  số ngày nghỉ 7 hoặc 9 ngày liên tục.

Công nhân về quê nghỉ Tết theo Chương trình "Tấm vé nghĩa tình" của LĐLĐ TP HCM

Theo tờ trình về nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ LĐ-TB-XH trình 2 phương án.

Phương án 1: công chức, viên chức nghỉ Tết Âm lịch từ ngày thứ ba (17-2-2015) đến hết ngày thứ bảy, 21-2-2015 (tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Ngọ đến hết ngày mùng 3 tháng Giêng năm Ất Mùi) và nghỉ bù vào ngày thứ hai, 23-2-2015 9do ngày nghỉ hằng tuần thứ bảy trùng vào ngày mùng 3 Tết).

Về hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần dịp nghỉ Tết Âm lịch, công chức, viên chức đi làm ngày thứ bảy, 14-2-2015 để nghỉ thứ hai, ngày 16-2-2015.

Như vậy, dịp nghỉ Tết Âm lịch, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ ngày 15-2 đến hết ngày 23-2-2015, tổng số là 9 ngày liên tục với 4 ngày cuối năm Giáp Ngọ và 5 ngày đầu năm Ất Mùi.

Phương án 2: Công chức, viên chức nghỉ Tết Âm lịch từ thứ tư, 18-2-2015, đến hết ngày chủ nhật, 22-2-2015 (tức là từ ngày 30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ tới hết ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Mùi) và nghỉ bù vào thứ hai, 23-2-2015), thứ ba, 24-2-2015 (do ngày nghỉ hằng tuần thứ bảy (21-2) và chủ nhật (22-22015) trùng vào ngày mùng 3 và mùng 4 Tết).

Như vậy, dịp này sẽ nghỉ liền từ thứ tư, 18-2 đến hết ngày thứ ba, 24-2-2015 (tức là từ 30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ đến hết mùng sáu tháng Giêng năm Ất Mùi). Tổng số ngày nghỉ của phương án 2 là 7 ngày liên tục với 1 ngày cuối năm Giáp Ngọ và 6 ngày đầu năm Ất Mùi.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ LĐ-TB-XH, việc thực hiện lịch nghỉ Tết Âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần theo phương án 1 là hài hòa, phù hợp vì sẽ không tồn tại ngày đi làm quá ngắt quãng, đồng thời số ngày nghỉ trước Tết và sau Tết không quá chênh lệch (4 ngày và 5 ngày).

Phương án này cũng đã nhận được sự đồng thuận cao trong quá trình lấy ý kiến, do phù hợp với phong tục, tập quán của Vniệt Nam và nguyện vọng của người lao động. Vì vậy Bộ LĐ-TB-XH đề nghị nghỉ theo phương án 1.

Đối với dịp nghỉ Tết Dương lịch 2015, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất công chức, viên chức đi làm thứ bảy (ngày 27-12-2014) và nghỉ thứ sáu (ngày 2-1-2015) để được nghỉ 4 ngày liên tục, từ ngày 1 đến hết ngày 4-1-2015. Theo Bộ LĐ-TB-XH, dịp này chỉ hoán đổi 1 ngày nghỉ hàng tuần với 1 ngày làm việc, và phương an 1này nhận được sự đồng thuận cao trong lấy ý kiến.

Đối với dịp nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Chiến thắng 30-4; Ngày Quốc tế Lao Động 1-5, Bộ LĐ-TB-XH trình 3 phương án để lựa chọn.

Phương án 1: Chỉ hoán đổi 1 ngày làm việc với 1 ngày nghỉ hàng tuần. Theo đó Dịp nghỉ Ngày Chiến thắng 30-4; Ngày Quốc tế Lao Động 1-5, Công chức, viên chức đi làm thứ bảy, ngày 25-4-2015, để nghỉ ngày thứ tư, 29-4. Dịp nghỉ Lễ này sát với nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (28-4). Vì vậy, sau khi hoán đổi, dịp nghỉ lễ này, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền 6 ngày, từ ngày 28-4 đến hết ngày 3-5.

Phương án 2: Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, công chức, viên chức đi làm thứ bảy, ngày 25-4-2015, để nghỉ ngày thứ hai, 27-4. Dịp nghỉ Dịp nghỉ Ngày Chiến thắng 30-4; Ngày Quốc tế Lao Động 1-5, công chcứ, viên chức sẽ đi làm ngày thứ bảy (9-5) để nghỉ ngày thứ 4 (29-4). Do hai dịp nghỉ lễ này liền nhau, vì vậy, sau khi hoán đổi, dịp nghỉ lễ này, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền 8 ngày, từ ngày 26-4 đến hết ngày 3-5.

Phương án 3: Không thực hiện hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần đối với dịp nghỉ lễ này. Theo đó công chức, viên chức sẽ nghỉ hàng tuần vào thứ bảy và chủ nhật (25 và 26-4); đi làm vào thứ hai (27-4); nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 28-4; đi làm vào thứ tư (29-4); nghỉ Ngày chiến thắng (30-4) và Ngày Quốc tế Lao động (1-5). Như vậy đợt nghỉ này sẽ ngắt quãng 2 lần liên tục, mỗi lần 1 ngày làm việc.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, phương án 2 hiện chưa có nhiều ý kiến đồng thuận do nghỉ liên tục 8 ngày, có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất của DN và người dân có nhu cầu liên hệ công việc giải quyết với cơ quan hành chính, sự nghiệp. Phương án 3 thì có 2 đợt nghỉ và làm ngắt quãng nên hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy Bộ LĐ-TB-XH đề nghị nghỉ theo phương án 1.

Theo NLĐ