Tạo đường băng cho “kỳ lân công nghệ” cất cánh

Thứ bảy, ngày 03/12/2022

(BDO) Trong khuôn kh Techfest Vit Nam 2022, B Khoa hc và Công ngh, Cc Phát trin th trường và doanh nghip khoa hc và công ngh, UBND tnh đã t chc hi th“Đường băng sáng to - k lân ct cánh - mt trong nhng chiến lượươm to và tăng tc cho các doanh nghip khi nghip, doanh nghip khoa hc công ngh và đổi mi sáng to có tim năng ct cánh.

 Các chuyên gia, diễn giả chia sẻ ever giải pháp vốn hóa cho “kỳ lân công nghệ” IPO, bứt tốc phát triển

 IPO thúc đẩy thị trường vốn

Tại hội thảo, các chuyên gia, diễn giả cho rằng quá trình IPO (cổ phần hóa) thúc đẩy thị trường vốn quy mô quốc gia và hướng đến thị trường IPO quốc tế. Đây là cơ hội cho nhà đầu tư, doanh nghiệp có cơ hội kết nối với các định chế tài chính, quy trình phương pháp IPO tiêu chuẩn quốc tế và rộng hơn đó là tạo ra sân chơi mới, đường băng sáng tạo mới trong kỷ nguyên số. Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế nhờ sự mở rộng của các ngành công nghiệp số. 2021 là một năm thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Bên cạnh sự bổ sung vào danh sách “kỳ lân công nghệ”, các startup Việt Nam còn mang lại số tiền đầu tư kỷ lục lên đến 1,4 tỷ USD, gấp 1,5 lần so với năm 2019.

Theo các diễn giả và chuyên gia, để đạt được điều này một phần là nhờ vào sự thu hút đặc biệt của những “kỳ lân” công nghệ Việt, môi trường khởi nghiệp được đánh giá qua số lượng các “kỳ lân” hiện hữu như một tiêu chí. Đây chính là minh chứng về quy mô và khả năng hấp thụ nguồn vốn của thị trường. Chính vì vậy, một quốc gia sở hữu càng nhiều “kỳ lân” sẽ mang lại càng nhiều lợi ích cho hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia đó. Điều kiện, môi trường khởi nghiệp, tiến trình IPO sẽ tạo ra đường băng sáng tạo cho các “kỳ lân” cất cánh.

Thạc sĩ Huỳnh Kim Tước, CEO Saigon Innovation Hub, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.Hồ Chí Minh, chia sẻ bài toán là “cất cánh” cho doanh nghiệp không cung đường nào bằng một đường băng dành riêng cho các startup công nghệ. “Chúng tôi đã cố gắng đào tạo các startup phù hợp với các điều kiện, chuẩn hóa của Việt Nam. Đến một thời điểm nào đó, các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam sẽ không thể chơi ở sàn giao dịch chứng khoán được nữa mà bắt buộc phải có sân chơi riêng”, thạc sĩ Huỳnh Kim Tước chia sẻ.

Triển vọng “kỳ lân công nghệ Việt”

Các chuyên gia, diễn giả và lãnh đạo các doanh nghiệp về công nghệ đã có những chia sẻ về cách phát triển trở thành “kỳ lân công nghệ”, giải pháp IPO vốn hóa cho doanh nghiệp công nghệ. Để trở thành “kỳ lân công nghệ”, startup công nghệ phải tích lũy, xây dựng và phát triển tối thiểu 6 yếu tố. Đầu tiên là xây dựng sản phẩm sáng tạo, lấy khách hàng làm trọng tâm và phải có hàm lượng công nghệ cao. Thứ hai là phải có tầm nhìn về sự phát triển của thị trường và biết cách mở rộng quy mô dịch vụ. Thứ ba, phải biết cách quản lý tài chính, chi tiêu phù hợp. Thứ tư là tìm được đồng đội cùng chia sẻ, không làm vì lợi ích ngắn hạn trước mắt. Thứ năm, kiên trì với ước mơ, mục tiêu ban đầu đề ra. Sau cùng, là phải trung thực, minh bạch về số liệu.

TS Đỗ Văn Phú, Phó Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp startup phải định giá thương hiệu. Quá trình này gồm 4 bước, đó là: Định hình, định tính, định lượng và tạo giá trị bền vững. Các giá trị bền vững là mang lại lợi ích cho khách hàng, doanh nghiệp. Hội thảo còn có sự chia sẻ của những chuyên gia về giải pháp vốn hóa cho doanh nghiệp công nghệ, các bước cơ bản để một starup công nghệ Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Pháp, Mỹ…

Nếu như trước năm 2021, trong nước chỉ có 2 kỳ lân là VNG và VNLIFE - doanh nghiệp sở hữu ứng dụng thanh toán trực tuyến Vnpay thì trong năm 2021, Việt Nam đã bổ sung vào danh sách thêm 2 kỳ lân mới, đó là MoMo và Sky Mavis. Đây được xem là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam có thể sẽ sở hữu kỳ lân công nghệ tiếp theo của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là cái nôi để các startup vươn mình phát triển trong thời gian tới. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 4 “kỳ lân” và xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á về đầu tư khởi nghiệp. Tại hội thảo cũng đã ra mắt mạng lưới đầu tư IPO Techfest Quốc gia. Đây chính là kết quả mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã thống nhất hợp tác với một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng như các tổ chức, quỹ đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, để phục vụ sứ mệnh chung xây dựng hệ sinh thái bền vững và phát triển.

 “Startup kỳ lân” là thuật ngữ để chỉ những startup được định giá trên 1 tỷ USD. Theo các chuyên gia, “startup kỳ lân” là những khởi nghiệp thay đổi toàn bộ ngành tạo ra dịch vụ mới. Lấy công nghệ làm trung tâm, đa phần “startup kỳ lân” vươn lên nhờ tận dụng được tiến bộ của công nghệ và 87% sản phẩm của các công ty này thuộc lĩnh vực phần mềm. Tập trung giải quyết nhu cầu 62% “startup kỳ lân” là các doanh nghiệp B2C, phục vụ khách hàng cá nhân, ưu tiên tìm ra cách giải quyết đơn giản và hiệu quả nhất cho những nhu cầu của người dùng.

 MINH DUY