Tăng cường giáo dục văn hóa học đường trong học sinh

Thứ ba, ngày 05/04/2011

Tăng cường giáo dục văn hóa học đường trong học sinh

“Tiên học lễ, hậu học văn”, ông bà ta đã từng khuyên dạy như thế. Giáo dục lễ nghĩa, văn hóa học đường cho học sinh (HS) là việc làm thường xuyên, liên tục của ngành giáo dục. Trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, công việc này càng được xem trọng, giúp HS nhận thức được những chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống trong xã hội hiện đại.

Việc giáo dục HS về văn hóa học đường được các trường đưa vào nội quy HS và phổ biến đến các em ngay từ đầu năm học. Trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục tuyên truyền, giáo dục HS về vấn đề này. Tuy nhiên, việc xây dựng cho HS ý thức, thói quen ứng xử văn hóa tưởng dễ mà không dễ, nếu như chúng ta tuyên truyền suông. Để việc ứng xử văn hóa trở thành một thói quen cho HS thì các hoạt động tuyên truyền giáo dục cần được thực hiện đa dạng. Tại trường THPT Dĩ An, Đoàn trường có thành lập “góc thân thiện” để chia sẻ, tư vấn cho HS những thắc mắc về tâm lý lứa tuổi, SKSS, HIV/AIDS, ma túy... giúp HS tháo gỡ những gút mắc và điều chỉnh suy nghĩ sai lệch, giúp ngăn chặn bạo lực học đường. Còn trường THCS Bình An (Dĩ An) có dạy thêm môn kỹ năng, mục đích rèn luyện cho HS kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp. Trong giờ sinh hoạt dướ

Các trò chơi dân gian giúp HS gắn bó, đoàn kết nhau hơn

Một hình thức phổ biến nhất hiện nay là các trường lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động lễ hội. Có trường thì tổ chức cho HS đi tham quan các khu di tích lịch sử, văn hóa, giúp HS có thêm kiến thức thực tế và qua đó thầy trò, bạn bè gần nhau hơn. Một khi thầy với trò, trò với trò không còn khoảng cách thì những lời khuyên nhủ từ thầy cô, bạn bè sẽ dễ dàng được tiếp thu, chấp nhận.

Đề cập đến vấn đề này, cô Đỗ Thị Như Hoa, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (TX.TDM) cho biết, đối với giáo viên, nhà trường nhắc nhở giữ gìn phẩm chất, uy tín của nhà giáo, gương mẫu với HS, đối xử công bằng với mọi HS... với HS, nhà trường thực hiện sổ vàng “HS tốt - việc làm tốt”, những em có thành tích được tuyên dương, khen thưởng để khuyến khích và nhân rộng điển hình.

Trước tình hình game online tràn ngập, bạo lực xâm nhập vào học đường như hiện nay, thì việc tạo sân chơi lành mạnh sẽ giáo dục HS tinh thần đoàn kết, thương yêu lẫn nhau. Hiện nay, các trường học đã đưa trò chơi dân gian vào nhà trường, được HS hưởng ứng tích cực trong các giờ giải lao, các em không còn kiếm chuyện đánh nhau, bạo lực học đường cũng không còn  xảy ra nữa.

Năm nay là năm thứ 2 ngành GD-ĐT thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện, HS tích cực”, nếu như phong trào này phát huy được hiệu quả tích cực, thì đồng thời cũng làm tốt việc giáo dục văn hóa học đường cho HS.

Ông Dương Thế Phương, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, việc định hướng, xây dựng văn hóa học đường giáo dục hành vi văn hóa cho HS trong trường học, giáo dục các em tinh thần tự ý thức, tự đánh giá cách ứng xử trong hoạt động và rèn luyện  đạo đức, nhằm từng bước ngăn chặn, khắc phục những hành vi sai lệch của HS trong nhà trường.

Nhằm tăng cường giáo dục văn hóa học đường cho HS, mới đây, Sở GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trường học trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về đạo đức, chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu, giúp HS nhận biết những giá trị đạo đức như: tiên học lễ, hậu học văn; tôn sư trọng đạo... thường xuyên tổ chức và rèn luyện cho HS thói quen, hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; khuyến khích HS nâng cao ý thức và hành động tự rèn luyện cũng là việc cần làm trong nhà trường. Việc cần làm nhất hiện nay là  thành lập tổ tư vấn học đường, tổ này sẽ giải đáp thắc mắc, tư vấn cho HS các vấn đề về tình yêu, tình bạn, cuộc sống hiện tại, cách ứng xử trong các mối quan hệ... hầu hết các trường đều có dự tính thành lập tổ này, nhưng thực tế số trường làm được chỉ đếm trên đầu ngón tay.

A.SÁNG