Tăng cường bảo vệ thương hiệu Việt
Mở rộng mối quan hệ giao lưu thương mại với các nước là cơ hội giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tề toàn cầu. Tuy nhiên, cũng đặt ra những khó khăn liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), đòi hỏi doanh nghiệp (DN) phải thích ứng.
(BDO)
Lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra nhãn hàng hóa nhập khẩu của một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ảnh: TIỂU MY
Nhiều sản phẩm trong nước bị xâm phạm
Thống kê của Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công thương mới đây cho thấy, trung bình mỗi năm đơn vị phải xử lý khoảng 10.000 vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT, hàng kém chất lượng. Đến nay, tuy chưa lượng hóa được con số cụ thể vềthiệt hại do vấn nạn hàng nhái, hàng giả và xâm phạm quyền SHTT, song tác hại của hàng giả, hàng nhái với nền kinh tế vĩ mô đang rất nghiêm trọng. Tại Bình Dương, theo Chi cục QLTT tỉnh, từ đầu năm đến nay đơn vị đã nhận được 6 công văn yêu cầu xử lý hàng giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền SHTT từ các nhà sản xuất.
Luật SHTT năm 2005 quy định: “Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền giống cây trồng”. |
Có thể kể đến vụ ngày 13-3- 2017, Cảnh sát Kinh tế Công an TX.Dĩ An đã phối hợp với Đội QLTT số 5 vàcác lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng tại phường Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An, do ông Trần Thế Anh làm chủ. Kết quả, lực lượng đã phát hiện 5 công nhân đang đóng gói bột màu không rõ nguồn gốc xuất xứ vào các bịch nylon có dán miệng, mà theo ông Anh đó là thực phẩm chức năng dùng để uống giảm cân. Ông Anh khai nhận đã mua các hũ thuốc giảm cân nhập khẩu nước ngoài vềtrộn với bột lá sen để bán lại cho khách hàng. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ340kg thuốc viên, 84kg thuốc bột, 117kg bột lá sen cùng nhiều tang vật, phương tiện khác.
Theo Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tỉnh, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giảtiếp tục cónhững diễn biến phức tạp, thủđoạn và phương thức ngày càng tinh vi, đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Tình trạng buôn lậu trên tuyến đường sắt hầu như không giảm, đa sốhàng hóa nhập khẩu từbiên giới phía Bắc vào tập kết tại ga Sóng Thần dùcóhóa đơn nhưng không cónhãn phụ, hóa đơn ghi giárất thấp so với giáthịtrường. Điều đáng nói, các đối tượng đã lợi dụng những bất cập, kẽ hở trong cơ chế, chính sách để gian lận thương mại, giả nhãn mác hàng hóa, trốn thuế, gây khó khăn cho công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý của ngành chức năng.
DN cần quan tâm đến quyền SHTT
Ghi nhận cho thấy hiện nay, nhóm đối tượng được các DN quan tâm nhiều nhất và cũng bị xâm phạm nhiều nhất là quyền sở hữu công nghiệp. Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng vềSHTT để có cơ sở pháp lý cho các DN tham gia hội nhập quốc tế, như Công ước Paris; Thỏa ước Madrid và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid; Hiệp định thương mại vềquyền SHTT… Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả các kế hoạch hành động vềSHTT là một trong những nội dung đang được các thành viên Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) quan tâm.
Theo các chuyên gia, việc đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp là một nhu cầu cấp thiết nhằm phát triển sản xuất, thương hiệu, hàng hóa, nâng cao các giải pháp kỹ thuật, tạo dựng uy tín và là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho DN, nhất là trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, nhận thức vềSHTT, nhất là nhãn hiệu hàng hóa của các DN Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế. Bài học nhãn tiền từ vụ việc Cà phê Trung Nguyên là một kinh nghiệm đau xót cho các DN trong nước, đặc biệt là DN xuất khẩu. Năm 2000, lợi dụng thương hiệu và ý định đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, Công ty Rice Field đã đăng ký bảo hộ thương hiệu Cà phê Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức Bảo hộ trí tuệ thế giới). Sau hơn 2 năm đàm phán và tiêu tốn hàng trăm ngàn USD, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu và Rice Field nhận làm đại lý phân phối cho sản phẩm cà phê ở thị trường này. Tiếp đó, Trung Nguyên tiếp tục vướng phải vụ việc khác liên quan đến thương hiệu cà phê chồn tại Mỹ và việc bảo hộ tên miền thương hiệu ở một số quốc gia. Hiện nay, Trung Nguyên đã đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.
Tại Bình Dương, gần đây các DN đã chú trọng nhiều hơn đến quyền SHTT. Trong 9 tháng năm 2017, theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ, số lượng đơn đăng ký vềsở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 748 (gồm 613 nhãn hiệu, 120 kiểu dáng công nghiệp, 15 sáng chế/giải pháp hữu ích). Số lượng văn bằng được cấp là 290 (gồm 269 nhãn hiệu, 20 kiểu dáng công nghiệp, 1 sáng chế) .
Để không bị xâm phạm đến quyền lợi, DN trong nước cần quan tâm đến quyền SHTT và xác lập các thuộc quyền liên quan nhằm bảo vệ chính thương hiệu của mình, nhất là khi DN tham gia hội nhập. Đặc biệt, các DN vừa và nhỏ nên tìm hiểu kỹ và thực thi các quyền vềSHTT để bảo vệ và phát triển DN trong hội nhập. Bởi thực tiễn cho thấy, nhiều công ty, DN trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác hiệu quả quyền SHTT.
Theo lãnh đạo Ban chỉ đạo 389 tỉnh, trong thời gian qua, ban chỉ đạo đã tập trung bám sát, thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh… về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vàan toàn thực phẩm. Hiện nay, các ngành tiếp tục phối hợp nhằm triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ban chỉ đạo đã triển khai Kếhoạch phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả cuối năm 2017 và Tết Nguyên đán 2018, đặc biệt là đối với một số mặt hàng phục vụtết như thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt, kẹo...
Bên cạnh đó, ngành công thương đã chỉ đạo Chi cục QLTT tỉnh tăng cường công tác trinh sát, mua tin, nắm chắc địa bàn; tổ chức cho các đơn vị, cá nhân kinh doanh ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
TIỂU MY