Suy ngẫm từ việc tăng viện phí

Thứ sáu, ngày 07/09/2012

Từ ngày 1-9, một số tỉnh bắt đầu áp dụng mức viện phí mới. Tiếp đó, từ 10 đến 15-9, sẽ có thêm 16 bệnh viện tuyến Trung ương áp dụng giá viện phí mới, trong đó có các bệnh viện lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ... Ngay từ những ngày đầu khi nghe thông tin bệnh viện sẽ áp mức viện phí mới, nhiều bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là những người đang mang trong mình những căn bệnh nan y, chỉ biết thở dài!

Có thể nói bệnh tật không chừa một ai, mọi người đều có thể bị bệnh và cần được điều trị. Tuy nhiên, đối với người giàu thông thường họ ít bệnh tật hơn nhờ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, được điều trị tốt hơn khi có bệnh. Khổ nhất vẫn là người nghèo, người có thu nhập thấp! Quan sát tại hầu hết các bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân nghèo bao giờ cũng chiếm đa số. Nguyên nhân người nghèo dễ mắc bệnh là dễ hiểu, bởi họ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, khi có bệnh chỉ cốt điều trị cho qua, không tìm đúng căn nguyên gây bệnh. Một khi bệnh nhân nghèo tìm tới bệnh viện thì bệnh đã trở nặng, cần nhiều thời gian, tiền bạc mới có thể điều trị khỏi bệnh. Tăng viện phí đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng cho người nghèo, dồn bệnh nhân nghèo vào con đường khó khăn hơn, cơ may để được điều trị khỏi bệnh cũng thấp hơn.

Đối với các bệnh viện, hầu hết khi thực hiện xây dựng mức viện phí mới đều có quan điểm tăng viện phí nhằm tăng nguồn thu để tránh việc ngân sách phải bù lỗ cho bệnh viện quá nhiều. Công bằng mà nhìn nhận, trong bối cảnh mọi thứ đầu vào đều tăng như hiện nay thì tăng viện phí cũng là điều tất nhiên, nhưng tăng như thế nào cho phù hợp với mặt bằng thu nhập chung của người dân mới là điều đáng bàn. Bệnh viện cần có tiền để trang trải cho hoạt động, đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh... nhưng không vì thế mà đổ hết lên đầu người dân, bởi tăng viện phí là “cú sốc” không nhỏ, nhất là đối với người nghèo và người không có BHYT. Nếu ngân sách có tăng chi cho bệnh viện để bù lỗ hay mua sắm trang thiết bị khám chữa bệnh, suy cho cùng vẫn là từ các khoản thuế của dân. Nói một cách khác, đây chính là cách thực hiện công bằng xã hội trong khám chữa bệnh.

Kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người có hạn, trong khi người dân sẵn sàng chi trả một phần viện phí đã là quá nhiều, ấy vậy vẫn còn đó những trường hợp bệnh viện thực hiện tận thu, thầy thuốc thiếu y đức, khiến người nghèo phải “oằn vai” vì viện phí! Tính toán thiếu minh bạch những khoản bệnh nhân phải đóng, gia tăng các dịch vụ chẩn đoán không cần thiết trong một lần khám chữa bệnh, kê toa thuốc không phù hợp với bệnh trạng của bệnh nhân để hưởng hoa hồng... là những điều dễ thấy trong thời gian qua tại một số bệnh viện. Nếu tăng viện phí thì liệu chất lượng dịch vụ có tăng; khi bệnh viện quá tải, nhiều người bệnh phải nằm chung một giường thì liệu bệnh viện có giảm một nửa tiền giường cho bệnh nhân?! Nếu vẫn còn tồn tại những điều đó thì bệnh viện đang thực hiện thiếu công bằng đối với bệnh nhân.

 Taåi möåt söë nước, người khá giả, thậm chí người giàu vẫn được bao cấp một phần chi phí y tế, còn người nghèo thì được giảm hoặc miễn viện phí bằng cách này hay cách khác. Những người quá nghèo hoặc thuộc diện trợ cấp xã hội đều có những bệnh viện dành riêng cho họ và được miễn phí hoàn toàn. Đất nước ta còn nghèo, ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, người dân đều biết và thông cảm; nhưng đừng vì thế mà bắt người dân phải oằn vai “gánh” thêm những chi phñ vö lyá tûâ khaám chûäa bïånh!

LÊ QUANG