Sự thật việc rùa Hồ Gươm nổi đúng ngày Đại lễ

Thứ tư, ngày 06/10/2010

Mới đây, đúng hôm khai mạc Đại lễ (1-10), người dân đổ xô đi xem cụ Rùa nổi ở Hồ Gươm. Tin đồn cụ Rùa linh thiêng nổi đúng ngày Đại lễ đã lan rộng nhanh chóng. 

Những người dân nhận xét rằng những lần cụ Rùa nổi lên thường gắn với một sự kiện văn hóa, lịch sử nào đó. Tuy nhiên, trả lời trên báo điện tử Bee.net.vn, Ông Hoàng Văn Hà, cán bộ Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á cho rằng, chưa có bằng chứng khoa học nào về việc rùa Hồ Gươm nổi liên quan đến yếu tố tâm linh. Việc rùa Hồ Gươm nổi vào những ngày lễ lớn chỉ là sự tình cờ, ngẫu nhiên.

Rùa hô hấp bằng phổi, có trao đổi không khí qua da nhưng hô hấp bằng phổi là chính. Rùa Hồ Gươm là một loài ba ba mai mềm, vì thế cũng không thể nằm ngoài quy luật sinh học này.

Theo nghiên cứu của các cán bộ Chương trình bảo tồn rùa Châu Á, Rùa Hồ Gươm nổi hẳn lên mặt nước với thời gian kéo dài (2-3 giờ liên tục) thường vào những thời điểm như chuẩn bị có bão hoặc mưa to, sau một đợt lạnh kéo dài mà trời hửng nắng… Mục đích là để rùa phơi nắng, tăng nhiệt độ cho cơ thể.

Mô tả ảnh. "Cụ rùa" nổi đúng ngày khai mạc Đại lễ nghìn năm khiến dân chúng càng tin tưởng rằng cụ rất linh thiêng nên thường nổi vào những ngày trọng đại của dân tộc. 

Trước đó, năm 2007 cụ nổi 71 lần, trong đó tháng đầu năm mới cụ nổi đến 13 lần. Và như thế, cụ Rùa liên tiếp nổi lên trong những ngày qua là điều hết sức bình thường.

Và sau những lần “cụ” nổi gần đây, nhiều người nhận thấy có quá nhiều váng tảo nổi dày đặc và đen quánh bám xung quanh “cụ”. Điều này cho thấy, chất lượng môi trường sống của “cụ Rùa” đang có vấn đề. Quan sát bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy, chất lượng nước hồ Gươm đang xuống cấp. Và cũng có thể, do việc chuẩn bị cho đại lễ với dàn ánh sáng khủng khiếp chiếu tới mặt hồ làm ảnh hưởng đến bầu không khí của "cụ".

Vì rùa hồ Gươm được gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu, nên được tôn là linh vật. Cũng vì lẽ đó, từ trước đến nay chưa có một lần khám sức khỏe cho “cụ”, bởi để bắt rùa không dễ dàng về mặt quản lý và cả tâm linh. Ngay cả việc xác định ADN của “cụ” cũng chưa thể thực hiện được (vì muốn xét nghiệm cần phải lấy một phần nào đó của cơ thể “cụ”. Các nhà khoa học cho rằng, “cụ Rùa”, nổi nhiều lần như vậy là điều hết sức bình thường, không liên quan đến vấn đề tâm linh. Điều quan trọng bây giờ nếu muốn bảo vệ "cụ" một cách an toàn thì nên cải tạo môi trường nước nơi cụ sống.

Theo VNN

Rùa hô hấp bằng phổi, có trao đổi không khí qua da nhưng hô hấp bằng phổi là chính. Rùa Hồ Gươm là một loài ba ba mai mềm, vì thế cũng không thể nằm ngoài quy luật sinh học này.

Theo nghiên cứu của các cán bộ Chương trình bảo tồn rùa Châu Á, Rùa Hồ Gươm nổi hẳn lên mặt nước với thời gian kéo dài (2-3 giờ liên tục) thường vào những thời điểm như chuẩn bị có bão hoặc mưa to, sau một đợt lạnh kéo dài mà trời hửng nắng… Mục đích là để rùa phơi nắng, tăng nhiệt độ cho cơ thể.

Mô tả ảnh. "Cụ rùa" nổi đúng ngày khai mạc Đại lễ nghìn năm khiến dân chúng càng tin tưởng rằng cụ rất linh thiêng nên thường nổi vào những ngày trọng đại của dân tộc. 

Trước đó, năm 2007 cụ nổi 71 lần, trong đó tháng đầu năm mới cụ nổi đến 13 lần. Và như thế, cụ Rùa liên tiếp nổi lên trong những ngày qua là điều hết sức bình thường.

Và sau những lần “cụ” nổi gần đây, nhiều người nhận thấy có quá nhiều váng tảo nổi dày đặc và đen quánh bám xung quanh “cụ”. Điều này cho thấy, chất lượng môi trường sống của “cụ Rùa” đang có vấn đề. Quan sát bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy, chất lượng nước hồ Gươm đang xuống cấp. Và cũng có thể, do việc chuẩn bị cho đại lễ với dàn ánh sáng khủng khiếp chiếu tới mặt hồ làm ảnh hưởng đến bầu không khí của "cụ".

Vì rùa hồ Gươm được gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu, nên được tôn là linh vật. Cũng vì lẽ đó, từ trước đến nay chưa có một lần khám sức khỏe cho “cụ”, bởi để bắt rùa không dễ dàng về mặt quản lý và cả tâm linh. Ngay cả việc xác định ADN của “cụ” cũng chưa thể thực hiện được (vì muốn xét nghiệm cần phải lấy một phần nào đó của cơ thể “cụ”. Các nhà khoa học cho rằng, “cụ Rùa”, nổi nhiều lần như vậy là điều hết sức bình thường, không liên quan đến vấn đề tâm linh. Điều quan trọng bây giờ nếu muốn bảo vệ "cụ" một cách an toàn thì nên cải tạo môi trường nước nơi cụ sống.

Theo VNN