Sinh viên Trung cấp Nông lâm Bình Dương: “Làm nông” khi đang cầm bút

Thứ bảy, ngày 20/10/2012
Từ lý thuyết đến thực hành Đúng với đặc thù của trường nông lâm, ngôi trường được xây dựng trên khu đất rộng thoáng mát với rất nhiều cây xanh. Không chỉ là những cây cảnh, cây tán lá rộng góp phần làm đẹp thêm khuôn viên màđiều đặc biệt là trong đó còn có mô hình vườn rau sạch, mô hình nuôi dế, sản xuất meo nấm giống tạo nên sự đa dạng trong hệ thống thực vật của trường. Được ứng dụng dựa trên công nghệ tiên tiến của Úc, “vườn rau thủy canh” là mô hình để phục vụ cho nhu cầu học tập vàthínghiệm của sinh viên. Nhìn vào vườn rau xanh non, những chú dế đang chờ ngày xuất bán… khó có thể nghĩ đó là thành quả của các bạn sinh viên khoa nông học. Nhưng khi nghe thầy Hiệu trưởng Hoàng Nghĩa Quyền nói và phân tích, được chứng kiến giờ thực hành của các bạn thì sự nghi ngờ của tôi đã không còn. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, những sinh viên ngày ngày dường như chỉ biết cầm bút viết, bỗng chốc hóa thành “những người làm nông dân thực thụ”. Từ khâu làm đất, gieo hạt, chăm sóc đều do sinh viên trực tiếp làm rất say mê. Những giờ thực hành là dịp để các bạn cùng nhau lao động trên vườn rau, trong chuồng trại và trò chuyện, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau rất tốt. Bạn Cái Thành Hiếu (khoa nông học, k28) chia sẻ: “Ngoài việc học lý thuyết thì em còn được thực hành trong các mô hình. Qua đó đã mang lại cho em cũng như các bạn những kinh nghiệm rất bổ ích, sau khi học xong em có thể tự tin vào kiến thức của mình để áp dụng vào thực tế”. Khó khăn và kinh nghiệm Vườn rau rộng 500m2 được lắp ghép theo phương pháp tưới tự động, được các bạn sinh viên khoa nông học hàng ngày chăm sóc, theo dõi. Ngoài mô hình để thử nghiệm học tập, các bạn còn mong muốn vườn rau phát triển, góp phần tạo ra những sản phẩm rau sạch để phục vụ cho người tiêu dùng. Vì vậy, những giờ thực hành này tưởng chừng là đơn giản nhưng nếu không nghiên cứu, nắm bắt được công thức tưới, quy trình chăm sóc một cách nghiêm túc thì khó mang lại hiệu quả. Bạn Nguyễn Đức Hùng (khoa nông học, k28) cho biết: “So với quy trình trồng rau thì việc nuôi dế phức tạp hơn, vào mùa nắng dế được nuôi khoảng 35 ngày thì xuất bán, ít bị bệnh, còn về mùa mưa phải từ 40 - 45 ngày. Dế là một loài động vật bậc thấp, sinh trưởng đơn giản nhưng về mùa mưa chúng dễ bị bệnh hơn, bệnh thường do virut gây ra không chữa trị được nên đòi hỏi phải luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát”. Dù khó khăn là vậy nhưng bù lại các bạn sinh viên trường nông lâm đã tích lũy cho mình được những kinh nghiệm vàkiến thức rất quý báu. Đồng thời với phương pháp trồng rau đúng kỹ thuật, bảo đảm hàm lượng dinh dưỡng nên vườn rau của trường được các nhà hàng, siêu thị tin tưởng đặt mua. Vàchính các bạn là người tham gia thu hoạch, đặc biệt hơn các bạn sinh viên trong trường nếu có nhu cầu mua rau sẽ được nhàtrường ưu tiên bán với giá rẻ hơn, thỉnh thoảng được miễn phí cho mỗi sinh viên từ 1 đến 2kg. Với phương châm “Đào tạo phải luôn gắn lý thuyết với thực hành” nên thời gian thực tập chiếm rất nhiều trong thời khóa biểu của trường. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt của sinh viên trường Trung cấp Nông lâm Bình Dương với các trường đào tạo nghề khác. Dù không phải là nghề “thời thượng” nhưng với những gì học được từ những mô hình của nhàtrường sẽ là nền tảng vững chắc cho các bạn sinh viên sau khi ra trường để bước vào thực tế. TÂM BÌNH