Siết chặt quy trình đào tạo lái xe là cần thiết
sát hạch lái xe ở các địa phương trong cả nước cũng đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong hoạt động. Các đoàn thanh tra chuyên ngành đã kiến nghị dừng tuyển sinh của 3 trung tâm đào tạo lái xe mô tô và 2 trung tâm đào tạo lái xe ô tô. Nguyên nhân chính là sân tập không bảo đảm, không có xe tập lái, công tác giáo vụ yếu kém, không đúng chương trình và thời gian đào tạo theo quy định; thậm chí có nơi không giấy phép hoạt động mà vẫn chiêu sinh, tiếp nhận hồ sơ dạy học lái xe!
Nắm bắt nhanh nhu cầu thực tế, hiện có quá nhiều cơ sở đào tạo, sát hạch GPLX mô tô, ô tô mở ra “như nấm sau mưa”; vì vậy phải tranh nhau thu hút học viên bằng các “chiêu” như giảm giá học phí, rút ngắn thời gian học tập, dễ dãi trong khâu sát hạch GPLX... Cách đào tạo nếu như “qua loa” rồi cấp bằng “cẩu thả” sẽ dẫn đến chất lượng đào tạo kém, đưa ra những người lái xe chất lượng kém; đó là chưa bàn đến chuyện giáo dục ý thức đạo đức của người cầm lái, các biện pháp chế tài, xử lý chưa nghiêm... khiến cho mục tiêu kiềm chế TNGT gặp không ít khó khăn.
Không chỉ kiểm tra, siết chặt công tác đào tạo, sát hạch GPLX; từ đầu tháng 7 tới đây thì việc quản lý khâu sát hạch GPLX cũng được quản lý chặt chẽ, nền nếp hơn. Cụ thể như việc sát hạch GPLX mô tô hạng A1 ở các đô thị loại 2 trở lên sẽ phải thực hiện tại các trung tâm có đủ điều kiện hoạt động, như: trang bị máy tính, camera, màn hình theo dõi và công khai quy trình sát hạch; giám sát tất cả các kỳ sát hạch; khuyến khích sát hạch lý thuyết trên máy... đặc biệt sẽ đưa vào phần mềm ứng dụng quản lý GPLX thống nhất trên toàn quốc, với những quy định mới sát sao, phục vụ tốt cho việc đào tạo lái xe ô tô.
Tin tưởng với những giải pháp đồng bộ mà các cấp ngành chức năng đã và đang thực hiện với nỗ lực, quyết tâm cao sẽ góp phần chấn chỉnh; khắc phục yếu kém nhanh để tích cực kiềm chế TNGT có hiệu quả, tạo sự an tâm cho nhân dân.
THANH NHÀN