Quy định mới về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn

Thứ năm, ngày 14/12/2017

(BDO) Bộ Ti nguyên vMôi trường (TN&MT) vừa ban hành Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản (TNKS) rắn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản, thay thế Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 7-6-2006 của Bộ TN&MT ban hành quy định về phân cấp trữ lượng và TNKS rắn. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 26-1-2018.

Thông tư áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản. Thông tư gồm 10 điều. Ngoài phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, hiệu lực và trách nhiệm thi hành, thông tư còn quy định cụ thể các nội dung vềyêu cầu về tính trữ lượng và TNKS rắn, tiêu chí phân cấp trữ lượng và TNKS rắn; cấp trữ lượng, cấp TNKS rắn; yêu cầu về mức độ đánh giá của các cấp trữ lượng, cấp TNKS rắn; phân cấp trữ lượng, TNKS rắn tại các mỏ tổng hợp; mối quan hệ giữa trữ lượng, TNKS rắn.

Thông tư cũng quy định trữ lượng và TNKS rắn được tính riêng cho từng loại khoáng sản, theo sự hiện hữu của khoáng sản trong lòng đất, không kể đến tổn thất do khai thác, chế biến. Đối với mỏ khoáng sản tổng hợp, phải tính trữ lượng, tài nguyên của khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và trữ lượng, tài nguyên của thành phần có ích chính, thành phần có ích đi kèm. Trữ lượng, TNKS rắn tính theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích tùy theo yêu cầu sử dụng. Chất lượng khoáng sản rắn xác định ở trạng thái tự nhiên, không tính đến nghèo hóa do quá trình khai thác; theo mục đích sử dụng, công nghệ chế biến có tính đến khả năng thu hồi, sử dụng tối đa các thành phần có ích.

Thông tư cũng quy định cụ thể về tiêu chí phân cấp trữ lượng, TNKS rắn được thực hiện trên cơ sở kết hợp 3 tiêu chí (mức độ hiệu quả kinh tế, mức độ đánh giá khả thi về kỹ thuật công nghệ, mức độ tin cậy địa chất). Cũng theo thông tư, tên cấp trữ lượng và cấp TNKS rắn được xác định theo các ký hiệu chữ số tuần tự theo từng mức độ (mức độ hiệu quả kinh tế, mức độ đánh giá khả thi về kỹ thuật công nghệ, mức độ tin cậy địa chất).

P.V