Quy định an toàn phòng cháy chữa cháy

Thứ bảy, ngày 20/04/2024

(BDO) Hỏi: Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như thế nào?

Trả lời: Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

+ Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy chữa cháy.

+ Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổphù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

+ Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải được chủ hộ gia đình tổchức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Hỏi: Những trường hợp nào bị tạm đình chỉ hoạt động do không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ- CP thì các trường hợp sau đây bị tạm đình chỉ hoạt động:

+ Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổxuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ(sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ).

+ Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, sang, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổmà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổcó thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

+ Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:

Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền.

Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền.

Hỏi: Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như thế nào?

Trả lời: Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:

+ Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

+ Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng.

+ Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.

+ Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổchức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổchức quản lý bảo đảm.

+ Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.

+ Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sĩ.

SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÌNH DƯƠNG