Quan tâm, lấy người dân là trung tâm phục vụ- Kỳ cuối

Thứ năm, ngày 23/11/2023

(BDO) Kỳ cuối: Đổi mới giáo dục toàn diện và hiện đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa…”. Chính vì vậy, trong suốt những năm qua, Bình Dương đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Từ sự quan tâm chu đáo đó, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh đã vươn lên khẳng định vị thế với những thành quả đáng ghi nhận, thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Ưu tiên nguồn lực cho giáo dục

Nhiều năm qua, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, duy trì và nâng cao tỷ lệ thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, Bình Dương luôn chú trọng, quan tâm, ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chế độ, chính sách ưu tiên phát triển GD&ĐT. Tỉnh có nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị từ ngân sách để ngành GD&ĐT phát triển tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh còn đặc biệt ưu tiên nguồn lực từ ngân sách đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn, đồng bộ, hiện đại, từng bước xây dựng trường học thông minh, trường học hạnh phúc.

Tại buổi họp mặt kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) vừa qua, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết Bình Dương đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ra sức phấn đấu xây dựng để trở thành thành phố thông minh và cơ bản đạt các tiêu chí trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Trong bối cảnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; hướng tới xây dựng trường học thông minh, trường học hạnh phúc đang trở thành một trong những nhiệm vụ chiến lược vừa có tính cấp bách, lâu dài, vừa có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong quá trình xây dựng, phát triển của tỉnh. Vì vậy, tỉnh luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo dục phát triển.

Qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương luôn xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Với phương châm “Bảo đảm cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học trên địa bàn đều được đến trường, có chỗ học thuận lợi”, hàng năm tỉnh đều dành nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành GD&ĐT theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đồng thời, tỉnh huy động các tổ chức và cá nhân đầu tư theo chủ trương xã hội hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT theo hướng toàn diện, tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ về học phí, trang thiết bị học trực tuyến được tỉnh thực hiện kịp thời, góp phần chia sẻ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cô và trò trường THCS Trần Đại Nghĩa, TP.Thuận An trong một tiết học

“Quả ngọt” cho hôm nay

Từ sự quan tâm của tỉnh, cơ sở vật chất hệ thống các cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Với sự nỗ lực, tận tâm của gần 20.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, ngành GD&ĐT tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả toàn diện. Nổi bật như kết quả thi tốt nghiệp THPT nhiều năm qua, tỉnh luôn nằm trong tốp đầu cả nước; chất lượng giáo dục đại trà được cải thiện; công tác đổi mới quản lý, giảng dạy chuyển biến tích cực. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất được quan tâm, đẩy mạnh đầu tư với tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 100%... cơ bản đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bình Dương có 91/91 xã, phường, thị trấn có trường mầm non và tiểu học, đạt tỷ lệ 100%; 74/91 xã, phường, thị trấn có trường THCS, đạt tỷ lệ 81,31%; 9/9 huyện, thị, thành phố có trường THPT, đạt tỷ lệ 100%. Bình Dương đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ mức độ 2, hoàn thành xóa mù chữ, đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và đạt tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi…

Bình Dương có 91/91 xã, phường, thị trấn có trường mầm non và tiểu học, đạt tỷ lệ 100%; 74/91 xã, phường, thị trấn có trường THCS, đạt tỷ lệ 81,31%; 9/9 huyện, thị, thành phố có trường THPT, đạt tỷ lệ 100%. Bình Dương đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ mức độ 2, hoàn thành xóa mù chữ, đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và đạt tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi… Những năm qua, chất lượng đội ngũ nhà giáo của tỉnh ngày càng được nâng cao, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy tại các trường và yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời, sâu sát của Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, ngành GD&ĐT tỉnh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững, khẳng định vị thế của giáo dục Bình Dương trong cả nước.

“Thời gian tới, ngành GD&ĐT tỉnh sẽ tiếp tục đoàn kết, đồng thuận, phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của ngành; năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy, quyết tâm phấn đấu đạt được những mục tiêu đã để ra. Ngành tiếp tục đổi mới và tăng cường hiệu lực công tác quản lý giáo dục, coi đây là khâu đột phá nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT, nhất là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà”, bà Nguyễn Thị Nhật Hằng cho biết thêm.

Ngành GD&ĐT tỉnh đang vững bước trên con đường đổi mới, ngày càng chútrọng đầu tư phát triển vềquy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, nguồn nhân lực chất lượng cao vàđẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Hy vọng, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội, trong đó đóng vai trò trung tâm là ngành GD&ĐT, sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà sẽ tiếp tục vươn lên tầm cao mới. 

HỒNG PHƯƠNG

Từ khóa: