Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại: Cần sự phối hợp của nhiều ngành
(BDO)
Lực lượng quản lý thị trường phối hợp kiểm tra một trường hợp vận chuyển thịt heo trên địa bàn. Ảnh: TIỂU MY
Ngành QLTT có nhiều cố gắng
Ông Trần Văn Tùng, Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh, cho biết căn cứ chỉ đạo của cấp trên, từ đầu năm đến nay đơn vị đã tích cực chỉ đạo các đội QLTT thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thịtrường; nỗ lực kiểm tra, phát hiện vi phạm một số mặt hàng, lĩnh vực nổi cộm như mặt hàng xăng dầu, khídầu mỏ hóa lỏng... Kết quả kiểm tra cho thấy một số hành vi gian lận thương mại vẫn còn xảy ra phổ biến, như vi phạm các quy định vềghi nhãn hàng hóa, không niêm yết giá, sang chiết LPG trái phép, gian lận về chất lượng xăng dầu...
Một sốvụviệc nổi cộm như vào cuối tháng 3, đầu tháng 4-2019, Đội QLTT số7 chủtrì, phối hợp với các cơ quan chức năng đãkiểm tra, phát hiện 3 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kém chất lượng. Đoàn kiểm tra đãtham mưu Cục QLTT tỉnh trình UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 doanh nghiệp này sốtiền trên 1,369 tỷ đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủđiều kiện xăng dầu đối với 3 doanh nghiệp. Mới đây, tháng 6-2019, Đội QLTT số1 vàĐội QLTT số2 phát hiện một vụsang chiết LPG mini trái phép tại TP.ThủDầu Một, TX.Thuận An; tạm giữ 13 chai LPG loại 45kg, 49 chai LPG loại 12kg, 4.057 chai mini vàchai LPG mini, 9 bàn sang chiết và8 cân đồng hồ.
Mặt hàng xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ cũng được lực lượng QLTT phát hiện vàxử lý trong 6 tháng qua. Trong tháng 3-2019, Đội QLTT số2 phối hợp cùng đại diện chủ sởhữu nhãn hiệu Honda kiểm tra 2 công ty ở TX.Thuận An. Tại thời điểm kiểm tra, 2 công ty này đãsử dụng nhãn hiệu “Honda” và“hình cánh chim” gắn trên bảng hiệu của công ty màkhông được sựcho phép của chủ sởhữu nhãn hiệu Honda đã đăng kýđộc quyền. Đội QLTT số2 đãtrình Cục QLTT tỉnh xử phạt vi phạm hành chính 2 công ty 40 triệu đồng, đồng thời buộc loại bỏyếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm.
Trách nhiệm chung
Bên cạnh kết quả đãđạt được, ông Tùng cho biết tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, không bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Nổi cộm làthủ đoạn, phương thức đối phócủa các đối tượng buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại ngày càng tinh vi, như cửngười rà đường, theo dõi lực lượng kiểm tra, vận chuyển hàng không theo quy luật nhất định, lợi dụng ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính để bày bán hàng hóa...
Trong khi đó, công tác quản lýđịa bàn của ngành chức năng gặp khókhăn do tình hình tổ chức, cá nhân kinh doanh mới khởi nghiệp hoặc ngưng nghỉxảy ra liên tục nhưng không cóquy định cơ quan cấp đăng kýkinh doanh phải cung cấp thông tin cho cơ quan QLTT, chính vì thế thông tin chính thống vềdi biến động của doanh nghiệp không có. Một khó khăn nữa ngành QLTT gặp phải làlĩnh vực khídầu mỏ hóa lỏng, chất lượng hàng hóa, sở hữu trítuệ… còn nhiều bất cập, một sốvăn bản quy phạm pháp luật chưa rõràng khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.
Về nguyên nhân chủquan, ông Tùng thừa nhận công tác quản lýđịa bàn của cơ quan chức năng tuy có chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung hiệu quảchưa cao; công tác phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả giữa Đội QLTT vàĐội Cảnh sát kinh tế tại một sốđịa phương chưa tốt…
Ông Tùng cho biết thêm, đối với ngành QLTT, trong thời gian tới sẽ tăng cường và đổi mới công tác trinh sát, xây dựng cơ sởnhằm phát hiện kịp thời và xửlýnghiêm các hành vi tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ, không bảo đảm an toàn thực phẩm. Ngành cũng tích cực phối hợp với cơ sở để nâng cao chất lượng công tác quản lýđịa bàn; tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên QLTT tham gia các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đểthực hiện tốt công việc trong tình hình mới.
TIỂU MY