Phe đối lập ra yêu sách cho Chính phủ Thái Lan
Thủ tướng Yingluck Shinawatra và Chính phủ Thái Lan trong vòng 24 giờ đồng hồ phải từ chức.
Bà Yingluck cũng không được chuyển sang đảm nhiệm chức trách Thủ tướng trong Chính phủ tạm quyền.
Thủ lĩnh cuộc biểu tình, cựu Phó Thủ tướng Suthep ngày 9-12 đưa ra những yêu cầu trên và cho biết sẽ tiếp tục tiến hành biểu tình trong 3 ngày tới để "giành thắng lợi hoàn toàn". Ông Suthep cũng thông báo, ban lãnh đạo biểu tình sẽ khẩn trương xúc tiến việc thành lập "Hội đồng nhân dân" từ 8-12 tháng
Cảnh sát được huy động để kiềm chế người biểu tình Thái Lan
Trong khi đó, tối ngày 9-12, Nhà Vua Thái Lan đã chính thức phê chuẩn Sắc lệnh giải tán Hạ viện và ấn định thời gian tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới ở nước này vào ngày 2/2 năm tới.
Dư luận Thái Lan có nhiều ý kiến khác nhau về diễn biến tình hình chính trị ở nước này, song đa số cho rằng giải tán Hạ viện và tiến hành tổng tuyển cử là giải pháp tốt nhất để đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công bằng cho tất cả các phe phái.
Một số học giả Thái Lan khẳng định việc ban lãnh đạo biểu tình do cựu Phó Thủ tướng Suthep đứng đầu dự định thành lập một "Hội đồng nhân dân" và "Chính phủ nhân dân" không qua bầu cử là "phi dân chủ" và "không tưởng". Điều này sẽ gây thiệt hại to lớn cho Thái Lan cả về kinh tế - xã hội và đối ngoại.
Các cuộc biểu tình chống Chính phủ ở Thái Lan vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo số liệu của Trung tâm chỉ huy bảo vệ trị an Thái Lan, tổng số người biểu tình trong ngày 9-12 tại Thủ đô Bangkok là gần 100.000 người.
Chính phủ và lực lượng cảnh sát Thái Lan đã thể hiện sự kiên nhẫn và mềm dẻo, không sử dụng vũ lực đối với người biểu tình; trong khi hoạt động biểu tình cũng diễn ra ôn hòa.
Theo VOV