Phát triển kinh tế từ mô hình trồng rau sạch
(BDO) Dám nghĩ, dám làm, cần cù là những yếu tố tạo nên thành công từ mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của anh Bùi Văn Toản (ngụ ấp 2, xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng). Với 1.000m2 trồng rau an toàn, anh đã tạo nguồn thu nhập cho gia đình mỗi năm hơn 200 triệu đồng.
Mô hình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP đã giúp gia đình anh Toản phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống
Gia đình anh Bùi Văn Toản từtỉnh PhúThọvào lập nghiệp tại ấp 2, xãTrừVăn Thố, huyện Bàu Bàng năm 2015. Khi mới vào, bao nhiêu vốn liếng vợchồng anh gom góp được ởquê mua hơn 1.000m2 đất vàxây căn nhàcấp 4 ổn định chỗở. Sau đó, nghề nông lại “bén duyên” gia đình anh với mô hình trồng rau an toàn mang lại thu nhập ổn định.
Sau khi ổn định chỗở, anh Toản xin vào làm ở công ty, còn vợbuôn bán rau ngoài chợ. Nhận thấy công việc của 2 vợchồng chỉđủsống qua ngày nên anh suy nghĩ, tìm hướng đi đểphát triển kinh tếgia đình. Một lần anh được Hội Nông dân xãtạo điều kiện để tham gia lớp tập huấn trồng rau sạch vàtham quan mô hình rau sạch trong nhàlưới theo hướng sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), anh bàn bạc với vợxây dựng trang trại trồng rau sạch.
Giữa năm 2016, anh xây dựng trang trại nhàlưới, hệthống tưới phun nước tựđộng, hệthống mương nước quanh diện tích 900m2 đất của gia đình với kinh phíđầu tư hơn 60 triệu đồng. Cùng với đó, anh được một số trang trại rau sạch trên địa bàn hỗ trợ nguồn giống rau, địa điểm lấy các loại phân hữu cơ, phân ủhoai. Sau nửa tháng xây dựng, trang trại của anh hoàn thành. Lứa rau đầu tiên, anh trồng cải xanh, mồng tơi, xàlách, rau muống, mướp, bầu… sau 15 ngày cho thu hoạch.
Đểbán được rau, anh thuê ki-ốt tại chợLai Uyên đểvợ anh bán vào mỗi buổi sáng, còn anh bỏmối cho các chủsạp tại khu vực chợTX.Bến Cát, thời gian còn lại trong ngày anh chịchăm sóc vườn rau. Anh Toản chia sẻ: “Cơ duyên tôi đến với nghềnày một phần vì bản tính nông dân thích được tựtay mình trồng các loại rau, hoa màu đểtựphục vụcho gia đình. Tôi rất biết ơn Hội Nông dân xãTrừVăn Thốđãgiúp tôi cócơ hội được học tập vàbén duyên với nghề trồng rau sạch theo hướng VietGAP”.
Để bảo đảm thường xuyên có nguồn thu và đủ lượng rau sạch cung cấp cho thị trường, anh Toản trồng xen kẽ các loại rau ngắn ngày và dài ngày. Anh Toản tâm tình, do biết gia đình trồng rau sạch nên sạp rau của anh ởchợLai Uyên luôn được bàcon mua ủng hộrất nhiều. Vào buổi sáng, sạp rau của nhà anh bán từ6 giờ đến 8 giờ làđãhết sạch.
Hiện nay, với 900m2 đất trồng rau, sau khi trừchi phí, mỗi ngày gia đình anh Toản cólãi từ600 ngàn đồng, góp phần ổn định cuộc sống gia đình. Gia đình anh còn giúp đỡ, hướng dẫn người thân, các hộdân trên địa bàn trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài phát triển vườn rau an toàn theo hướng VietGAP, anh còn đầu tư nuôi cá, gàthảvườn đểnâng cao thu nhập, phát triển kinh tếgia đình. Anh Toản tâm sự: “Đểcóđược kết quảnhư ngày hôm nay, ngoài sựnỗlực của bản thân còn cósựhỗtrợ, giúp đỡtừcác cấp hội nông dân vềkỹthuật, phân bón, màng lưới. Ngoài ra, gia đình chúng tôi còn được hỗtrợvay nguồn vốn ưu đãi từ Quỹhỗtrợnông dân đểđầu tư vào trang trại rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP”.
Ông Trần Quang Sĩ, Chủ tịch Hội Nông dân xãTrừVăn Thốnhận định, mô hình trồng rau sạch, an toàn cần được tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng. Bởi, rau an toàn không chỉ bảo đảm nguồn rau sạch cung cấp cho thị trường mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng, đồng thời nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Đây cũng là cơ sở để tiến tới sản xuất rau theo các tiêu chuẩn cao hơn, hướng tới một nền sản xuất sạch và bền vững.
HỮU HOÀNG