Phát huy sức mạnh dân tộc Việt

Thứ tư, ngày 29/05/2019

(BDO) Theo đánh giá, qua 10 năm thực hiện, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là cuộc vận động) theo tinh thần thông báo Kết luận 264-TB/TW ngày 31-7-2009 của Bộ Chính trị đã lan tỏa và tác động tích cực đến đời sống xã hội, giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân trong tỉnh nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của mình đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước... Nhân dịp này, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc phỏng vấn bà Trần Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh.

 - Xin bà cho biết một số kết quả nổi bật trong 10 năm thực hiện cuộc vận động trên địa bàn tỉnh?

- Xuất phát từ mục đích của cuộc vận động được xác định cụ thể trong thông báo Kết luận số 264 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội, các sở, ngành liên quan trong tỉnh xác định đây là cuộc vận động mang tính lâu dài, bền bỉ và kiên trì. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt là cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức, hành vi vàvăn hóa tiêu dùng của người dân.

Trên cơ sởkế hoạch trung tâm của Ban chỉ đạo cuộc vận động tỉnh hàng năm, gắn với chức năng nhiệm vụ của ngành và cơ quan, đơn vị, từng thành viên Ban chỉ đạo đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia cuộc vận động thiết thực và hiệu quả. Chỉ riêng giai đoạn 2014-2019, công tác triển khai, tuyên truyền về cuộc vận động tăng gần 90% so với giai đoạn 2009-2014. Kết quả, trong 10 năm qua, các thành viên đã phối hợp tổ chức lồng ghép tuyên truyền được 11.720 cuộc với trên 586.000 lượt người dự.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cuộc vận động tỉnh xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Công thương, các ngành liên quan và UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện tốt 4 chương trình lớn: Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn và khu, cụm công nghiệp. 10 năm qua, chương trình đã tổ chức thành công 108 phiên chợ tại các khu vực nông thôn và khu, cụm công nghiệp với tổng doanh thu đạt 50,325 tỷ đồng; bình quân mỗi phiên chợ có 20 - 25 doanh nghiệp tham gia với khoảng 40 - 45 gian hàng, khoảng 12.000 lượt khách tham quan, mua sắm. Bên cạnh việc bán hàng khuyến mại, giảm giá của chương trình, tại mỗi phiên chợ, ban tổ chức còn vận động các doanh nghiệp hỗ trợ 30 phần quà cho công nhân hoặc người dân địa phương cóhoàn cảnh khó khăn (mỗi phần quà từ 300.000 - 500.000 đồng) cùng nhiều hoạt động thiện nguyện, ý nghĩa khác…

Cùng với đó là chương trình bình ổn thị trường. Theo đó, hàng năm Sở Công thương đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu để bình ổn giá trước, trong và sau Tết Nguyên đán, bình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh; luôn bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường tỉnh cũng như một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng cho nhân dân, tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa giả tạo, giữ vững mặt bằng giá theo từng thời điểm cho các mặt hàng thiết yếu, nhất là thực hiện chủ trương của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

 Người dân mua hàng tại một phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tổ chức ở TX.Bến Cát

Đối với chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại trong nước luôn được ngành công thương phối hợp với các sở, ngành liên quan và hiệp hội trên địa bàn tỉnh quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Thông qua chương trình, các hiệp hội và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tăng doanh thu qua hoạt động tiếp thị, bàn hàng tại các hội chợ triển lãm và thực hiện tốt công tác quảng bá thương hiệu, tuyên truyền về sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Riêng chương trình kết nối giao thương, 10 năm qua Sở Công thương đã phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động kết nối giao thương với các tỉnh, thành khác về tiêu thụ cây giống, hoa kiểng của nông dân tỉnh nhà; đồng thời tham dự nhiều hội nghị, diễn đàn về xúc tiến xuất khẩu do Trung ương và các địa phương khác tổ chức. Từ đó góp phần kết nối thành công nhiều chương trình, dự án về “cung - cầu thực phẩm sạch và an toàn VietGAP”, thiết lập dữ liệu vùng về thương mại, kết nối giao thương mặt hàng nông sản, trái cây tỉnh Bình Dương...

- Tại khu vực nông thôn, cuộc vận động có gặp những khó khăn, hạn chế gì, thưa bà?

- Bên cạnh những kết quả nổi bật nói trên, cuộc vận động còn bộc lộ những khókhăn, hạn chế, nhất là ởcác khu vực nông thôn, vùng xa. Khó khăn, hạn chế trước hết là sự phối hợp giữa các đoàn thể, các ngành cólúc, cónơi chưa đồng bộ để tạo thành phong trào chung hưởng ứng cuộc vận động một cách thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, một bộ phận người tiêu dùng còn chưa thật sự tin tưởng vào chất lượng hàng hóa, sản phẩm Việt, nhất là những người cóthu nhập cao.

Cùng với đó, mặc dù có kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên nhưng vấn đề hàng gian, hàng giả vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Đồng thời, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở nông thôn; số lượng doanh nghiệp tham gia các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” còn ít; chất lượng, mẫu mã của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt chưa phong phú, giá cả một số mặt hàng đôi khi còn cao...

- Xin bà cho biết, để cuộc vận động thực sự đi vào chiều sâu và có hiệu quả, Ban chỉ đạo cuộc vận động tỉnh sẽ tập trung thực hiện những giải pháp gì trong thời gian tới?

- Dự báo, trong thời gian tới, hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, khi đósức cạnh tranh hàng hóa dịch vụ trên thị trường trong nước ngày càng khốc liệt. Nhất là hàng hóa nhập khẩu vào nước ta sẽ thực hiện theo các thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết với mức thuế suất bằng 0 và giá cả hợp lý, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã đẹp, phong phú cũng như đa dạng về chủng loại. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nội địa và xuất khẩu.

Cùng với đó, trong những năm tới, Bình Dương tiếp tục cónhững thay đổi lớn với những chủ trương, chính sách đưa Bình Dương trởthành một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước và xây dựng thành phố thông minh. Bình Dương sẽ córất nhiều doanh nghiệp tiếp tục đến đầu tư, người lao động từ các tỉnh sẽ tiếp tục đến làm việc... Nên dự báo, số lượng người tiêu dùng và hàng hóa tiêu dùng trong tỉnh sẽ tăng lên, tiềm lực phát triển thị trường nội địa vô cùng phong phú.

Vì vậy, để cuộc vận động tiếp tục được triển khai thực hiện cóchiều sâu và hiệu quả thiết thực, trong giai đoạn tới, Ban chỉ đạo cuộc vận động tỉnh sẽ tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau: Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện thông báo Kết luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 107-KL/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đề án 634/ QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động và Chương trình hành động số 99 của Tỉnh ủy Bình Dương. Thứ hai, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất và người sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt; tập trung tuyên truyền lan tỏa sâu rộng đến từng địa bàn khu dân cư, từng hộ gia đình để người tiêu dùng và người sản xuất hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc sản xuất, lưu thông và tiêu dùng đối với hàng hóa Việt Nam có chất lượng.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động trong các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường công tác vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong hệ thống chính trị gương mẫu, tự giác thay đổi nhận thức và hành vi trong mua sắm, sử dụng hàng Việt có chất lượng. Vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội mua sắm và sử dụng hàng hóa nội địa khi mua sắm tài sản công và thiết bị văn phòng phẩm. Thứ tư, đối với các doanh nghiệp, tập trung phát triển thị trường trong nước, đổi mới hơn nữa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu sản phẩm hàng hóa Việt Nam.

- Xin cảm ơn bà!

 THANH HỒNG (thực hiện)