Ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Phát huy tốt vai trò người đứng đầu trong cải cách thủ tục hành chính
(BDO)
Hôm nay (23-11), UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg về Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm và sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh. Trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương luôn xác định đẩy mạnh cải cách TTHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Thưa ông, trong thời gian qua, Bình Dương đã đẩy mạnh các biện pháp cải cách TTHC như thế nào?
- Quán triệt nghị quyết của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, Bình Dương luôn xác định đẩy mạnh cải cách TTHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng cụ thể hóa việc triển khai thực hiện công tác cải cách TTHC theo chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ để làm cơ sở tổ chức thực hiện; đồng thời, tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách về cải cách TTHC, kiểm soát TTHC. Trọng tâm là triển khai thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg về Kế hoạch đơn giản hóa TTHC trọng tâm và Chỉ thị số13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC.
Một trong những nguyên tắc để thực hiện tốt công tác này là đề cao trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước, mục đích là tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu và những cá nhân được giao nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC. Đây cũng là cơ sở để kiểm tra, xem xét, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Do vậy, vai trò của người đứng đầu được đặc biệt chú trọng và quan tâm.
Các sở, ban, ngành và các địa phương đã phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về cải cách TTHC, kiểm soát TTHC; từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, lãnh đạo phụ trách công tác cải cách TTHC của các sở, ngành kiểm tra công tác công khai TTHC tại Chi cục Hải quan quản lý hàng xuất nhập khẩu ngoài KCN Ảnh: H.VĂN
- Ông có thể cho biết thêm về những kết quả đạt được, hiệu quả mang lại cho người dân, doanh nghiệp trong công tác cải cách TTHC?
- Trên cơ sở các nhiệm vụ đã được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao trong các văn bản chỉ đạo điều hành như: Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết 43/NQ-CP về nhiệm vụ trọng tâm cải cách TTHC trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh; các Nghị quyết: 19/NQ-CP năm 2014, 19/NQ-CP năm 2015, 19/NQ-CP năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Quyết định số 08/QĐ-TTg về Kế hoạch đơn giản hóa TTHC trọng tâm… Bình Dương đã ban hành các Chương trình hành động và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện với nhiều mô hình, nội dung phù hợp với đặc điểm của Bình Dương. Kết quả rà soát, đơn giản hóa bãi bỏ các TTHC không cần thiết; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách đã tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp. TTHC trong các lĩnh vực về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, thủ tục đầu tư… bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định về thời gian và có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư.
Cụ thể, về thuế đến nay đã có 16.246/17.385 doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thủ tục thuế và nộp thuế điện tử. Về hải quan, ngành hải quan Bình Dương đã ứng dụng và duy trì hiệu quả hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; xây dựng kế hoạch kết nối dịch vụ công trực tuyến với Kho bạc Nhà nước thực hiện các TTHC như: Cấp, thu hồi chữ ký sốtrong giao dịch với kho bạc, sử dụng chữ ký sốtrong giao dịch công vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tiếp cận với các loại TTHC ngành hải quan theo hướng điện tử số, giảm thời gian đi lại. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tư pháp, Ban Quản lý các KCN, Ban Quản lý KCN VSIP đã tiếp nhận nhiều thông tin hỏi - đáp của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của tỉnh, của sở. Việc trả kết quả qua hệ thống bưu chính cũng được triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp có thêm lựa chọn thực hiện TTHC… Qua đó, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc chỉ đạo giải quyết các kiến nghị liên quan đến TTHC. Công tác rà soát, chuẩn hóa các TTHC thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền giải quyết của địa phương; bảo đảm 100% TTHC được chuẩn hóa, kịp thời công bố, công khai và niêm yết đồng bộ, thống nhất tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC.
Có thể nói, TTHC là cái gốc để triển khai các nội dung cải cách hành chính khác như việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; ứng dụng công nghệ thông tin; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hành chính công… Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại, đang tiếp tục thí điểm và nhân rộng mô hình này đến cấp xã trong thời gian tới. Đồng thời, tỉnh kết hợp triển khai xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện của dân, do dân, vì dân” và “Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ” đã góp phần nâng cao rõ rệt hiệu quả công tác cải cách TTHC. Quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn ngày càng giảm,
tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết TTHC, từng bước xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, tạo môi trường thu hút đầu tư thông thoáng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
- Thưa ông, phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ gì để đẩy mạnh cải cách TTHC?
- Bình Dương sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách về cải cách hành chính, cải cách TTHC của Trung ương để xây dựng và tổ chức triển khai một cách có hiệu quả yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, xem đây là giải pháp quan trọng để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC và cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Kiểm soát chặt chẽ TTHC từ khâu dự thảo, trong đótập trung thực hiện tốt việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định đối với quy định về TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao chất lượng thể chế, tránh tình trạng ban hành lại sửa đổi, gây
tốn kém chi phí xã hội.
Xây dựng các chương trình, kế hoạch bám sát các nhiệm vụđã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra trong các nghị quyết, quyết định; lựa chọn những vấn đề, TTHC cần tiếp tục đơn giản hóa vàtiếp tục cắt giảm chi phítuân thủ TTHC, tháo gỡkhókhăn cho sản xuất kinh doanh vàđời sống người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch trọng tâm về cải cách TTHC của tỉnh như: Kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC; kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC; kế hoạch truyền thông hoạt động kiểm soát TTHC và kế hoạch kiểm tra công tác kiểm soát TTHC; đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là thực hiện kiểm soát chặt chẽviệc quy định TTHC ngay từ khâu dự thảo đểbảo đảm nguyên tắc chỉduy trìvàban hành những TTHC thực sựcần thiết, hợp lý, hợp pháp vàcóchi phítuân thủthấp nhất, góp phần nâng cao chất lượng thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.
Song song đó, Bình Dương thực hiện nghiêm túc việc niêm yết, công bố, công khai; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC. UBND tỉnh chỉđạo triển khai thực hiện ngay
các biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, kịp thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC; đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông về kiểm soát TTHC, công khai về địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC; nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, huy động sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động kiểm soát TTHC.
Sau hội nghị, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp xã tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC theo đúng Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10-6-2015 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 28-8-2015 của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh khuyến khích các cơ quan, đơn vị tích cực nghiên cứu, đổi mới phương thức, cách thức thực hiện TTHC, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về cải cách TTHC, kiểm soát TTHC, huy động sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức, cá nhân vào các hoạt động này, trong đó chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức đầu mối trong thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và một số nội dung trọng tâm như rà soát TTHC, nghiên cứu sáng kiến cải cách TTHC.
- Xin cám ơn ông!
HỒ VĂN (thực hiện)