Ô nhiễm bụi từ khai thác khoáng sản ở Thường Tân - Tân Mỹ: Khắc phục bước đầu

Thứ năm, ngày 23/10/2014

Ô nhiễm bụi từ khai thác đá ở 2 xã Thường Tân - Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên từng bước sẽ có lời giải đáp đối với người dân. Trước mắt, Bắc Tân Uyên bắt đầu khắc phục bằng cách sắp xếp, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản…

(BDO)

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa mỏ khai thác đá xây dựng tại cụm mỏ Thường Tân - Tân Uyên

Hiện trạng…

Trong 24 điểm hoạt động khoáng sản với 25 giấy phép khai thác trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, hai xã Thường Tân và Tân Mỹ (Bắc Tân Uyên) có đến 19 giấy phép được cấp khai thác đá xây dựng, với tổng diện tích 447,46 ha, tổng trữ lượng là154.152.174m3, tổng công suất khai thác là8.713.000m3/năm; trong đó đã khai thác 180,12 ha, trữlượng 30.543.728m3; còn lại chưa khai thác 210,16 ha, trữlượng 111.373.247m3… Chính vì số lượng mỏ khai thác đá tập trung nhiều, một số tuyến đường vận chuyển đá khai thác lại trùng với tuyến đường dân sinh, nên đã gây ra tình trạng mưa lầy, nắng bụi và ô nhiễm không khí cục bộ trong khu vực.

Như vậy, ý kiến của người dân ở hai xã Thường Tân - Tân Mỹ phản ánh là đúng sự thật. Sau khi khảo sát thực tế, một số cán bộ phụ trách ngành tài nguyên và môi trường, cho biết chỉ có một đoạn đường không dài lắm từ Tân Mỹ đến Thường Tân, nhưng hàng ngày có hàng trăm lượt xe ben chở đá đến các công trình xây dựng. Và theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn hai xã này lại có hơn 10 doanh nghiệp khai thác đá… Với khối lượng đá nặng nề hơn 30 tấn, trong khi trọng tải đường chỉ chịu dưới 15 tấn, vì vậy xe ben chở đá, cát đã làm nát đường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống người dân. Dự án “Đánh giá, dự báo tác động do ô nhiễm bụi khu khai thác đá tập trung tại xã Thường Tân - Tân Mỹ và đề xuất giải pháp quản lý” của UBND huyện Tân Uyên (nay là huyện Bắc Tân Uyên) vào tháng 10-2013, cũng cho biết chất lượng môi trường không khí đáng báo động, bởi nồng độ bụi ô nhiễm vượt quy chuẩn nhiều lần tùy vào từng vị trí cụ thể, đặc biệt trong giai đoạn mùa khô hàng năm, phạm vi ô nhiễm bụi có thể bao trùm cả địa bàn xã Thường Tân và một phần xã Tân Mỹ.

Chuyển biến

Chỉ đề cập đến khai thác đá, chưa đề cập đến khai thác các loại khoáng sản khác ở Thường Tân - Tân Mỹ, mà hậu quả đã mang lại rất khó lường. Đứng trước hiện trạng này, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Tân Uyên đã phối hợp UBND các xãtăng cường kiểm tra tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn, kịp thời phát hiện vàxử lýcác trường hợp khai thác khoáng sản không phép. Nhờ vậy, đến nay một số doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tại khu vực này đã có nhiều chuyển biến trong quá trình hoạt động.

Cụ thể như, Công ty Phan Thanh đã đầu tư được dây chuyền băng tải ngầm để vận chuyển sản phẩm ra cảng không phải đi ra đường giao thông chung, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường và cơ sở hạ tầng giao thông. Các doanh nghiệp Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương, Công ty Cổ phần Miền Đông (Biên Hòa) đều đã đầu tư xây dựng cầu cảng để xuống đá tương đối kiên cố, hiện đại góp phần lập lại trật tự trong hoạt động của các bến đổ đá dọc sông Đồng Nai. Một số doanh nghiệp còn đầu tư đường vận tải nội bộkhátốt, duy tu, sửa chữa, làm vệsinh đường, góp phần đảm bảo cho người dân vàphương tiện vận tải mỏđi lại được thuận lợi, an toàn và tự nguyện góp vốn cùng địa phương kiên cốhóa đoạn đường ĐT746 đoạn qua các mỏthành đường bê tông cốt thép.

Từng bước khắc phục khai thác đá làm ảnh hưởng môi trường sống trong khu vực Thường Tân - Tân Mỹ, đồng thời để nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản, theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Tân Uyên, trước nhất trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản để nâng cao nhận thức của các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, từ đó huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị vào công tác bảo vệ, khai thác tài nguyên khoáng sản. Song song đó, huyện Bắc Tân Uyên tiếp tục củng cố, kiện toàn các Đoàn kiểm tra hoạt động khoáng sản liên ngành trên địa bàn, kiên quyết xửlý công bằng, nghiêm minh các trường hợp vi phạm, tạm giữphương tiện vi phạm để đảm bảo thi hành các quyết định xửphạt, chú trọng công tác kiểm tra tình trạng xe chở quá khổ, quá tải.

Về chế độ, chính sách, huyện sẽ từng bước kinh tế hóa việc thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; triển khai tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản một cách chặt chẽ, nhằm minh bạch hóa việc cấp phép hoạt động khoáng sản và thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có năng lực về tài chính, kỹ thuật, có công nghệ tiên tiến tham gia thăm dò, khai thác khoáng sản. Đồng thời, huyện tạo điều kiện thực hiện các đề án nghiên cứu, ứng dụng sản xuất vật liệu xây dựng không nung, xây dựng quy hoạch bãi chứa để các đơn vị khai thác có giấy phép tập kết vật liệu xây dựng, phục vụ nhu cầu của người dân, hạn chế phát tán ô nhiễm bụi đồng thời bảo vệ cơ sở hạtầng và cảnh quan khu vực và khuyến khích các đơn vị khai thác đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, cải tiến công nghệ, tìm công nghệ tiết kiệm nguyên, nhiên liệu nhằm khai thác, sửdụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời với việc bảo vệ môi trường.

 

 HOÀNG ÁI