Nước ở Ấn Độ Dương đổ vào Đại Tây Dương tăng
Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature ngày 27-4 cho biết các dòng chảy của hệ thống hải lưu Ấn Độ Dương đổ vào Đại Tây Dương có thể tăng từ 1,4 đến 4 triệu m3 nước/giây mỗi thập kỷ.
Đại Tây Dương. Lượng nước này sau đó nhập vào vòng tuần hoàn ngược lại nam Đại Tây Dương.
Với kết quả này các nhà khoa học thuộc trường Đại học Miami cho biết nước "rò rỉ" từ Ấn Độ Dương sang nam Đại Tây Dương có thể đảo ngược lại dự đoán của Liên hợp quốc về chuyển động chậm lại của hệ thống hải lưu và châu Âu ấm hơn.
Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, IPCC, năm 2007 đã cho biết sự nóng lên toàn cầu "rất có khả năng" làm cho hệ thống của các dòng hải lưu Đại Tây Dương chuyển động chậm lại và giữ Tây Âu tương đối ấm hơn so với các nước khác cùng vĩ độ.
Theo các nhà nghiên cứu Miami, Liên hợp quốc có thể cần phải xem xét lại các mô hình nghiên cứu của họ đối với biến đổi khí hậu trong tương lai. Điều này có nghĩa là dự đoán theo mô hình hiện tại của IPCC cho thế kỷ tới là sai và Bắc Đại Tây Dương cũng sẽ không mát mẻ để bù đắp một phần những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tại Bắc Mỹ và châu Âu.
Liên hợp quốc đang chuẩn bị một đánh giá mới về biến đổi khí hậu dự kiến sẽ được xuất bản vào năm 2014 và sẽ xem xét lại các nghiên cứu đã được đăng tải kể từ sau nghiên cứu chính cuối cùng vào năm 2007.
Theo Liên hiệp quốc, nhiệt độ cao hơn và lượng mưa nhiều hơn do biến đổi khí hậu, cũng như băng tan ở Greenland và các phần khác của Bắc cực, sẽ "rất có thể" dẫn đến một sự chuyển động chậm hơn hệ thống của các dòng hải lưu trong thế kỷ này. Đồng thời, châu Âu sẽ ấm áp hơn do ảnh hưởng của nhiệt độ tăng bởi nồng độ khí nhà kính.
Theo TTXVN