Nông sản, trái cây địa phương: Cần có chiến lược chiếm lĩnh thị trường nội địa
(BDO) Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tổ chức mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý ngành nông nghiệp cần chú trọng xuất khẩu (XK) nhưng phải phục vụ tốt thị trường trong nước. Theo Thủ tướng, việc XK là quan trọng nhưng thị trường trong nước còn quan trọng hơn nữa. Người dân được phục vụ tốt, sản phẩm an toàn chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp không chỉ trong năm 2019 mà lâu dài.
Chú trọng thị trường nội địa
Trao đổi với phóng viên tại hội nghị Kết nối cung cầu hàng nông sản và trái cây Bình Dương năm 2018 vừa qua, ông Trương Minh Tuấn, Trưởng ban Quản lý chợ đầu mối nông sản Dầu Giây (Đồng Nai ) - chợ đầu mối nông sản trọng điểm khu vực miền Đông Nam bộ, cho rằng vẫn còn thị trường rất lớn cho hàng nông sản trong nước nếu các nhà sản xuất đầu tư chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, thịtrường của sản phẩm ởchợ Dầu Giây là trong nước.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa vẫn còn rào cản, nhất là đối với phân khúc cao cấp. Theo bà Võ ThịThành Lộc, Giám đốc Siêu thị Vinmart + Mỹ Phước, VinMart hiện có rất nhiều điểm bán hàng trong cả nước. Với quy trình kiểm soát chặt chẽ tại VinMart, đến với hội nghị kết nối cung cầu này bà mong muốn tìm kiếm được những sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nội địa ngay tại Bình Dương. Việc ký kết biên bản ghi nhớ và hợp tác rất quan trọng, nhưng điều tiên quyết là các nhà cung ứng trong nước phải đáp ứng được tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
Các đại biểu tìm hiểu sản phẩm nông nghiệp tại một gian hàng tham gia Hội nghị Kết nối cung cầu hàng nông sản và trái cây Bình Dương năm 2018.
Ảnh: TIỂU MY
Ông Lê Quốc Hải, Giám đốc Công ty TNHH rau sạch Gia Đình (phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một), cho biết việc ký kết biên bản ghi nhớ với VinMart nếu thuận lợi thì rau của công ty sẽ đến được với đông đảo khách hàng hơn, vì hiện nay hệ thống siêu thị này đang phát triển rất mạnh tại Bình Dương. Doanh nghiệp của ông bảo đảm chất lượng sản phẩm theo quy định. Tuy nhiên, điều ông băn khoăn là giá cả; làm sao để sản phẩm có giá cảhợp lý, đến được nhiều hơn với khách hàng.
Từ thực tế nói trên đã đặt ra cho các nhà sản xuất là phải có chiến lược cung ứng cho thịtrường nội địa, nhất là khi khách hàng ngày càng trởnên khó tính, nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội quan tâm. Đại diện Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long (Phú Giáo) cho hay, với việc phát triển mạnh diện tích trồng dưa lưới như hiện nay thì giá cả dưa lưới không tăng là điều dễ hiểu. Vấn đề là ở chỗ, khách hàng đòi hỏi ngày càng cao chất lượng dưa lưới. Do vậy để trụ vững trên thị trường, các đơn vị, cá nhân sản xuất dưa lưới phải hết sức chú ý đến yếu tố này. Hiện hợp tác xã đang nỗ lực hết mình để minh bạch hóa thông tin và quy trình sản xuất dưa lưới. Hợp tác xã cũng đã công khai mã vạch để khách hàng có thể test chất lượng của sản phẩm.
Đầu tư mạnh cho công nghệ sản xuất
Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng, các doanh nghiệp cần tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài nhằm dễ dàng tiếp cận với khách hàng, nhà sản xuất khác nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm, từ đó giảm sự lệ thuộc vào hàng cùng loại nhập khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất cần chú trọng cung cấp thông tin đầu tư nâng cấp dịch vụ, chất lượng, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; doanh nghiệp phân phối cần có chính sách ưu tiên hàng hóa sản xuất trong nước, chủ động tiếp cận, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nông dân trong sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn hàng hóa trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, điều mà Vụ Thị trường trong nước lưu tâm là các doanh nghiệp cần tham gia mạnh mẽ vào các chương trình của Bộ Công thương như xúc tiến thương mại quốc gia, thương hiệu quốc gia, đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…
Tại Bình Dương, thời gian gần đây lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh được nói đến nhiều và bước đầu đã có những thành công. Việc các địa phương, cơ sở, cá nhân trên địa bàn tỉnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả về chất lượng sản phẩm, tăng năng suất cũng như khảnăng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đến nay, diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt toàn tỉnh là khoảng 2.754,4 ha, với các loại cây trồng có giá trịnhư rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh; diện tích sản xuất nông nghiệp đô thị khoảng 131,6 ha, với các loại cây trồng chủ yếu như rau thủy canh, rau mầm, nấm...
Trong chiến lược phát triển thị trường trong nước, sẽ là thiếu sót nếu xem nhẹ chế biến. Các chuyên gia khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư vào khâu sơ chế nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm rau, quả qua sơ chế, đóng gói, củng cố thương hiệu; đồng thời đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ vào khâu sản xuất trái cây, nâng cao khảnăng tồn trữ, hạn chế thiệt hại sau thu hoạch.
Với một thị trường rộng lớn như Bình Dương, trong bối cảnh sản phẩm nông sản nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều, nếu ngành nông nghiệp không chủ động ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh thì rất dễ đánh mất thị trường ngay trên sân nhà.
TIỂU MY