Nỗ lực phát triển thương mại - dịch vụ chất lượng cao - Kỳ 1
(BDO) Kỳ 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh
Bước vào giai đoạn mới, theo định hướng phát triển bền vững, cùng với việc thu hút công nghệ cao, sản xuất tiên tiến, Bình Dương đồng thời tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV) chất lượng cao. Trong đó, ưu tiên các ngành dịch vụ hàm lượng chất xám cao, thương mại điện tử, thúc đẩy công nghệ sáng tạo, chuyển đổi số… gắn với tiến trình xây dựng thành phố thông minh.
Tỉnh tập trung phát triển cảng sông nhằm đẩy mạnh khai thác thế mạnh của địa phương. Trong ảnh: Hoạt động bốc dỡ hàng tại cảng An Sơn (TP.Thuận An)
Hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng
Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong 5 năm thực hiện Chương trình số 24-CTr/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị giai đoạn 2016-2020, ngành TM-DV đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, các ngành dịch vụchất lượng cao được hình thành và hoạt động hiệu quả, tích cực hỗ trợ phát triển công nghiệp, phát triển đô thị của tỉnh. Cùng với đó, tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư hợp lý, nên các công trình hạ tầng kỹ thuật cốt lõi đã phát huy tác dụng, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư ở những lĩnh vực mới trong phát triển công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao.
Kết quả, những năm gần đây, hoạt động TM-DV trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh. Chủ trương đô thịhóa thực hiện đồng bộ giữa cải tạo đô thị hiện hữu, xây dựng đô thịmới vàthực hiện chiến lược phát triển đô thị thông minh đã thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao cuộc sống người dân. Giai đoạn 2016-2020, TM-DV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụtiêu dùng tăng bình quân 17,95%/năm, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 15,81%/năm. Hệ thống hạ tầng TM-DV được đầu tư, nâng cấp, phát triển nhiều loại hình phân phối với sự tham gia của các thương hiệu lớn trong và ngoài nước.
Tuy vậy, lãnh đạo UBND tỉnh cho rằng các ngành dịch vụchất lượng cao trong lĩnh vực khoa học vàcông nghệ còn yếu vàchưa đồng bộ, công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, dịch vụy tế… chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của tỉnh. Hoạt động vận tải kho bãi, chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối dịch vụ khách sạn, nhà hàng, y tế chất lượng cao, thể dục thể thao thành tích cao… chưa phát triển tương xứng với sự phát triển kinh tếcủa tỉnh. Dịch vụ nhà ở đô thị có bước chuyển biến tích cực nhưng hiệu quả chưa cao. Công tác kêu gọi đầu tư xây dựng các khu thương mại, siêu thịtại các khu công nghiệp, vùng nông thôn chưa nhiều. Xuất khẩu tuy phát triển mạnh nhưng giá trịchủ yếu vẫn hình thành từ nguyên liệu nhập khẩu, hàm lượng chất xám và nguyên liệu trong nước trong giá trị sản phẩm còn thấp…
Theo ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trong giai đoạn mới tỉnh xác định việc phát triển dịch vụchất lượng cao làphương thức trọng tâm đểthực hiện việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế, phát triển nhanh, bền vững. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Phát triển dịch vụ chất lượng cao gắn với hệ thống dịch vụvùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển chung của vùng. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng dịch vụ chiếm 22,78%, tốc độ bình quân tăng 11% mỗi năm.
Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh tập trung cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, logistics và vận tải, công nghệ thông tin vàtruyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế. Song song đó là tạo lập hệ thống đòn bẩy kinh tế hợp lý, ổn định và dài hạn để thúc đẩy phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội, xây dựng “hệ sinh thái” dịch vụ để tạo đột phá trong phát triển.
Phát triển dịch vụ thông minh
Để đạt mục tiêu phát triển bền vững, tỉnh khuyến khích các dự án đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, các loại hình phân phối hiện đại. Quản lý và phát triển thị trường ổn định, bảo đảm cung cầu, nhất làcác mặt hàng thiết yếu. Đồng thời tỉnh cũng kỳ vọng việc xây dựng khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới thành phố mới Bình Dương, tạo quỹ đất mời gọi đầu tư các dự án TM-DV sẽ thu hút được các nhà đầu tư có năng lực.
Cùng với tiến trình xây dựng thành phốthông minh Bình Dương, tỉnh thực hiện cơ cấu lại ngành dịch vụtheo hướng ưu tiên các dịch vụcó lợi thế, giá trịgia tăng cao, ưu tiên chuyển đổi số các ngành dịch vụy tế và giáo dục, tài chính, ngân hàng... Tiếp tục phát triển ngành dịch vụ logistics, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông, các cảng cạn, từng bước tạo mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại, góp phần đẩy mạnh phát triển các chuỗi cung ứng hỗ trợ cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Đặc biệt, tỉnh nỗ lực hiện đại hóa hệ thống thông tin truyền thông, đa dạng hóa các dịch vụ, đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm, giải pháp công nghệ, điện tử… tạo nền tảng cho kinh tế tri thức. (Còn tiếp)
TIỂU MY