NHỮNG VẤN ĐỀ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH SỐ 30-QĐ/TW, NGÀY 26-7-2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ THI HÀNH CHƯƠNG VII, CHƯƠNG VIII, ĐIỀU LỆ ĐẢNG =

Thứ năm, ngày 27/10/2016

(BDO) (tiếp theo số báo thứ tư, ngày 26-10)

3.2 Vthẩm quyn, nguyên tắc giải quyết tcáo (Tiết 5.1.1, Đim 5.1, Khoản 5).

Bổ sung, sửa đổi quy định đơn tố cáo không giải quyết: “Không giải quyết đơn tốcáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức Đảng; đơn tốcáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người  trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự”. Lý do bổ sung, sửa đổi: Để hạn chế những vi phạm trong việc tố cáo và ngăn chặn những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu và cũng nhằm bảo vệ bí mật cho người tố cáo.

Bổ sung nội dung: Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức Đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc. Vì Hướng dẫn 46 chưa quy định nội dung người tố cáo xin rút nội dung đã tố cáo. Thực tế có nhiều trường hợp trong quá trình tổ chức Đảng đang giải quyết tốcáo, người tố cáo nhận thấy nội dung tố cáo không phù hợp, đã tự nguyện xin rút một hoặc một số nội dung tố cáo, nhưng tổ chức Đảng không cho rút vàvẫn giải quyết đơn tố cáo. Trong khi đó Luật Tố cáo có quy định những trường hợp cho rút nội dung tố cáo.

Bổ sung, sửa đổi nội dung sau: Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tái tố nhiều lần có dụng ý xấu phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước; để giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng tố cáo với dụng ý xấu.

3.3 Vphm vi giải quyết khiếu ni (Tiết 5.2.2, Đim 5.2, Khoản 5)

Bổ sung nội dung: Chỉ giải quyết  khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật trong quyết  định kỷ luật và về nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm quyền thi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại. Vì Hướng dẫn 46 quy định: “Chỉ giải quyết những nội dung quyết định kỷ luật Đảng mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại”. Tuy nhiên, thực tế trong nhiệm kỳ Đại hội X vàXI, người khiếu nại không chỉ khiếu nại về nội dung vi phạm mà còn khiếu nại cả về quy trình, nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền xem xét, kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tiến hành giải quyết nhiều trường hợp khiếu nại của đảng viên về các vấn đề này

(còn tiếp).