Những tấm gương thương binh tiêu biểu
(BDO) Với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, không ngại gian khó, nhiều thương bệnh binh đã tự vươn lên bằng chính sức lao động của mình. Họ trở thành những tấm gương tiêu biểu và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những gương thương binh dưới đây là những người như thế...
* THƯƠNG BINH NGUYỄN VĂN DÙM:
Tìm về xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, gặp ông Nguyễn Văn Dùm (SN 1946), thương binh 3/4 ở ấp Bưng Thuốc, chúng tôi đã có dịp hiểu thêm về một thương binh tiêu biểu nỗ lực vươn lên làm giàu của xã.
Năm 1964, ông Dùm tham gia kháng chiến ở lực lượng vũ trang xã Thới Hòa, huyện Bến Cát. Từ năm 1965-1969, ông được phân công giữ chức vụ Đại đội trưởng, kiêm Chính trị viên Sư đoàn 2, Quân khu 9. Sau khi chiến tranh kết thúc, được sự phân công của đơn vị, ông chuyển về làm việc tại Công ty Cao su Dầu Tiếng với chức vụ Phó Giám đốc, Chủ tịch công đoàn Nông trường Cao su Long Tân, Long Hòa và Long Nguyên từ năm 1986 đến 2006. Trải qua thời gian công tác dài, với cương vị là một giám đốc, ông luôn quan tâm tới đời sống của anh em công nhân, thường xuyên thăm hỏi, động viên các gia đình anh em công nhân gặp khó khăn. Chính vì vậy ông luôn được mọi người trong nông trường yêu mến và nể phục.
Nhớ lại thời kỳ gian khó trước đây, ông Dùm chia sẻ, trợ cấp ít ỏi, đời sống khó khăn, một số mảnh đạn vẫn còn trong cơ thể gây đau đớn mỗi khi trái gió trở trời… nhưng ông chưa bao giờ trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của địa phương mà đã chủ động vươn lên. Ông cùng gia đình trồng cao su và ngày càng mở rộng thêm diện tích, mang lại thu nhập ngày càng cao. Ông mạnh dạn đầu tư 7 ha cao su và trồng thêm các loại cây ăn trái quanh vườn nhà, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng. Bên cạnh việc phát triển kinh tế gia đình, ông còn tham gia nhiều phong trào tại địa phương. Ngoài ra, ông còn thường xuyên giúp đỡ đồng chí, đồng đội và các gia đình khó khăn làm kinh tế; tích cực ủng hộ các quỹ ở địa phương. Với những đóng góp to lớn ấy, ông Dùm đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen, huân huy chương của Đảng và Nhà Nước trao tặng.
* THƯƠNG BINH PHAN VĂN TƯỢNG:
Ông Phan Văn Tượng, ngụtại thịtrấn Phước Vĩnh, huyện PhúGiáo làgương thương binh điển hình “tàn màkhông phế”. Dùlàthương binh hạng 3/4, ông cùng gia đình phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống vàhiện làmột trong những hộsản xuất giỏi tại địa phương.
Sinh ra ởNghệAn, năm 1982 ông theo học Trường Sĩ quan chính trịquân sựBắc Ninh. Năm 1985, ông lên đường làm nhiệm vụquốc tếởCampuchia. Đảm nhiệm chức vụĐại đội phóchính trịĐại đội 1, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 271 tiêu diệt tàn quân của bọn Pôn Pốt, Ieng Sary. Năm 1986, ông bịđạn găm vào chân, tay vàđầu trong trận giằng co với địch ởtỉnh Xiêm Riệp. Đến năm 1989, ông vềnước vàđóng quân ởTrung đoàn 271, Sư đoàn 5, Quân khu 7 thuộc địa phận PhúGiáo. Năm 1992, ông xuất quân vàbắt đầu làm kinh tếgia đình.
Sau thời gian làm việc tại Nông trường Cao su An Bình, ông quyết định ra làm riêng. Khoảng năm 2001, học hỏi được cách chếbiến mủcao su từnguyên liệu tươi, ông mởnhàmáy chếbiến mủ vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ, vừa tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời còn giải quyết việc làm cho khoảng 15 lao động. Nhận thấy người dân gần nhàmáy ngày càng đông, vấn đềmôi trường cần được giải quyết, sau khoảng 10 năm hoạt động, ông sang nhượng lại xưởng sản xuất. Từđồng vốn thu về, ông tiếp tục đầu tư được khoảng 300 cây bơ và3.000 trụtiêu ởĐắc Nông. Bên cạnh đó, ông còn mởcơ sởthu mua mủcao su, tạo việc làm cho lao động với thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Với cách làm ăn linh hoạt, hiện ông cùng gia đình đạt danh hiệu hộnông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh lần thứVII (2012-2014). Ngoài ra, ông còn đi đầu vàtựgiác đóng góp các quỹhỗtrợngười khókhăn, xây dựng nhàtình nghĩa trên địa bàn.
* THƯƠNG BINH HỒ TẤN CHIẾN:
Trở về quê hương với một phần thân thể gửi lại chiến trường nhưng ông Hồ Tấn Chiến (SN 1940), thương binh 1/4 ngụ tại khu phố Hưng Phước, phường Hưng Định, TX.Thuận An vẫn tiếp tục sống và cống hiến, phát huy tốt những lý tưởng cao đẹp của người lính Cụ Hồ.
Ông kể, quê tôi ở xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát (nay là phường Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát), tham gia cách mạng khi mới 20 tuổi. Sau 2 năm hoạt động, ông thoát ly gia đình làm du kích xã và được kết nạp Đảng vào giữa năm 1963. Cuối năm 1963, ông được bầu làm Bí thư Xã đoàn, kiêm Chi ủy viên của xã. Tháng 8-1964, ông được chuyển về làm Trưởng văn phòng Công an tỉnh, công tác tại chiến trường Bà Lụa, TX.Thủ Dầu Một (nay là TP.Thủ Dầu Một). Trong một lần trú ở xã An Sơn, ông bị biệt kích bắn gãy tay trái. Sau Tết Mậu Thân (1968), ông Chiến được chuyển về Đoàn xây dựng chính quyền Phân khu 5. Trong lúc hoạt động ở Chánh Lưu, ông chẳng may bị địch bắn bị thương ở chân trái. Sau khi điều trị vết thương cho ông, chúng đày ông ra đảo Phú Quốc. Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết thành công, ông Chiến cùng nhiều đồng chí khác được trao trả tại Lộc Ninh. Ngay sau đó, ông Chiến được lệnh của Tỉnh ủy đi xây dựng căn cứ ở Chiến khu Đ. Trong một lần về phép thăm gia đình, ông Chiến chẳng may bị trúng mìn, gãy chân trái. Bọn địch bắt ông về điều trị, cắt chân rồi đưa về trại giam Cần Thơ cho tới khi giải phóng. Sau giải phóng, ông Chiến về làm cán bộ hậu cần tại Công an tỉnh được 5 năm rồi nghỉhưu về làm kinh tế gia đình.
Giờ đây, khi tuổi đã xế chiều, ông Chiến vẫn luôn giáo dục con cháu giữ gìn nề nếp, có lối sống lành mạnh, biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh, sống tình nghĩa với láng giềng. Ngoài ra, ông còn quan tâm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, neo đơn, chia sẻ khó khăn với mọi người, vận động các thành viên trong gia đình hỗ trợ xây dựng được 30 căn nhà đại đoàn; hỗ trợ làm một con đường thanh niên với số tiền 100 triệu đồng. Vào đầu tháng 7-2017, gia đình ông còn hỗ trợ địa phương trao tặng 32 phần quà cho các gia đình khó khăn ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
M.HIẾU - H.THỦY - T.DƯƠNG