Những cây xương rồng nở hoa

Thứ bảy, ngày 14/09/2013
  Đều là con mồ côi, lại mắc các chứng bệnh hiểm nghèo nhưng Lê Thị Trúc Linh (Phú Yên) và Bùi Thị Lý (Khánh Hòa) không ngã quỵ trước nghịch cảnh mà luôn khao khát vươn lên.Trúc Linh thích trồng xương rồng bởi cây luôn nở hoa dù sống trong môi trường khắc nghiệtNăm nay Linh thi đỗ ngành sư phạm hóa học Trường đại học Quy Nhơn và ngành lâm nghiệp Trường đại học Huế, còn Lý cũng bước vào năm 1 Trường cao đẳng Y tế Khánh Hòa sau một năm bảo lưu kết quả để trị bệnh.Phận côi cút, bệnh hiểm nghèoLê Thị Trúc Linh khi sinh ra đã không biết cha là ai, chỉ biết mẹ, ông bà ngoại và cái nghèo.Bà Lê Thị Khánh - 44 tuổi, mẹ Linh - cho biết nếu Nhà nước không hỗ trợ căn nhà tình thương thì mẹ con bà chẳng có chốn nương thân. Trong ngôi nhà đó vật dụng có giá nhất chỉ là chiếc xe đạp cà tàng mà bà cọc cạch đạp đi làm thuê, còn Linh suốt ba năm THPT đều đi nhờ xe bạn.Khi Linh học đến lớp 8, những cơn đau đầu xuất hiện, ban đầu nhẹ nhưng càng ngày càng nặng và thường xuyên hơn, người có lúc bị phù lên. Năm Linh học lớp 11 thì bệnh trở nặng hơn. Sau mấy lần đang học Linh bị ngất trên trường, giáo viên chủ nhiệm và bạn bè mới báo cho gia đình biết. “Tưởng Linh chỉ bị thiếu máu, tôi đưa đến bệnh viện thì rụng rời khi nghe bác sĩ nói Linh bị suy thận mãn, phải chạy thận thường xuyên mới kéo dài sự sống” - bà Khánh quệt nước mắt xót xa.Từ đó, đôi vai người mẹ đơn thân càng xác xơ hơn vì Linh phải uống thuốc thường xuyên, nằm viện thường hơn. “Bác sĩ bảo phải chạy thận, nhưng nhà nghèo quá lấy gì mà trả, nên ban đầu em chỉ uống thuốc tây, sau thì mẹ không còn tiền nữa nên chỉ uống thuốc nam, mẹ tự tìm sắc cho em uống. Giờ đi học xa, em phải mua thuốc nam dạng viên mỗi hộp 225.000 đồng nhưng chỉ uống được một tuần...” - Linh ngập ngừng.Gần như cùng cảnh đời, Bùi Thị Lý ở Nha Trang cũng bất hạnh không kém. Khi Lý đang học lớp 8 (2008) thì cha (là công nhân quốc phòng, lao động chính của gia đình) qua đời sau cơn xuất huyết não đột ngột. Một mình người mẹ làm tạp vụ trong một trường tiểu học ở địa phương với lương tháng chưa tới 1,5 triệu đồng nhưng phải lo cho ba cô con gái đang tuổi ăn tuổi học. “Khó khăn đang chất chồng thì cuối năm 2011, khi đang học lớp 12 em và cả nhà bàng hoàng khi Bệnh viện Ung bướu TP.HCM kết luận em bị ung thư tuyến nang tai bên trái. Sau hàng loạt xét nghiệm, các bác sĩ bảo phải phẫu thuật sớm vì nếu để chậm 1-2 năm là có thể hậu quả rất xấu” - Lý kể.Phải gần một năm sau, tháng 9-2012, sau khi bà Nguyễn Thị Đào, mẹ Lý, chạy vạy vay mượn khắp nơi được 30 triệu đồng, cuộc phẫu thuật mới diễn ra. Sau phẫu thuật ba tháng là cuộc xạ trị kéo dài ba tháng nữa khiến sức khỏe Lý cạn kiệt, ngay cả việc đi lại, cầm nắm mọi vật dụng sinh hoạt cũng khó khăn. Cho đến tận bây giờ, Lý vẫn phải đến “thăm” bệnh viện theo định kỳ và ngày nào cũng phải uống thuốc, bởi bác sĩ nói rằng không thể biết khối u có tái phát hay không...Đường dài phía trướcHai tiếng “ung thư” thật khủng khiếp, nghe đến loại bệnh này là nghĩ đến cái chết chực chờ, Lý cũng có tâm trạng đó.“Nhưng chỉ khoảng một tuần sau khi có kết luận của bệnh viện, em lao vào học tập vì trước mắt là học kỳ 2 của năm lớp 12, rồi còn kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học. Em phấn đấu vì nghĩ nếu vượt qua bệnh tật, mình có tri thức thì mới có tương lai. Em cố quên những cơn đau nhức nhối, những trận sốt li bì để học tập” - Lý tâm sự.Nỗ lực của Lý rồi cũng được đền đáp, năm 2012 thi đỗ vào ngành sư phạm vật lý Trường đại học Quy Nhơn và Trường cao đẳng Y tế Khánh Hòa, nhưng phải bảo lưu kết quả để đi TP.HCM phẫu thuật khối u. Hiện tại dù sức khỏe còn yếu nhưng Lý vẫn làm hồ sơ nhập học Trường cao đẳng Y tế Khánh Hòa vì không thể đi xa đến Quy Nhơn để học đại học trong khi vẫn cần sự chăm sóc thường xuyên. “Mẹ đã hơn 50 tuổi vẫn cố gắng làm tạp vụ thêm vào ban đêm sau cả ngày phục vụ ở trường, nhưng vẫn không tìm đủ mấy triệu đồng để em nhập học, đành phải đi mượn thêm. Trong khi đó món nợ mấy chục triệu phẫu thuật chưa trả được...” - Lý rưng rưng.Còn Trúc Linh, hay tin đỗ hai trường đại học với điểm khá cao (21 và 22 điểm), mừng lắm nhưng rồi hai mẹ con ôm nhau khóc khi nghĩ đến chi phí lớn sắp tới. Nhưng Linh không nản lòng. Riêng Linh, trong hành trang em mang đến Trường đại học Quy Nhơn có một chậu xương rồng nhỏ. Linh nói: “Cây xương rồng vẫn sống, vẫn nở hoa dù thời tiết khắc nghiệt như thế nào. Em nhìn cây xương rồng để lấy tinh thần vượt qua khó khăn, bệnh tật, tiếp tục nuôi hi vọng ở tương lai”. (Theo TTO)