Như hoa mùa xuân lan tỏa khắp nơi
Chủ nhật, ngày 24/11/2013
Đó là anh Trần Hòa Bình (39 tuổi, trú tổ 17 phường Hòa Thuận
Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), nhân viên Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà
Nẵng. Anh Bình làm ca trưởng đội phục vụ chuyến bay VN Airlines 1326 từ TP HCM
về sân bay quốc tế Đà Nẵng, một buổi tối, khi dọn dẹp trên máy bay, anh phát
hiện một chiếc ví bên trong có 10.000 USD, 25 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ tùy
thân mang tên Phạm Hữu Phú (268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM)."Nhặt được chiếc ví trên máy bay tôi rất vui, vì như
thế tài sản của khách để quên sẽ được trả về đúng chủ mà không sợ bị thất
lạc", anh Bình nói và cho biết ngay sau đó anh nhìn số ghế để tra số điện
thoại gọi cho hành khách và bàn giao tài sản cho xí nghiệp làm thủ tục cho
khách nhận lại.Anh Bình vào làm việc tại Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà
Nẵng từ năm 1994. Vợ chồng cùng hai con nhỏ sống trong căn nhà chật hẹp. Dịp
Tết Nguyên đán vừa qua, anh nhiều lần nhặt được tài sản và trả lại cho hành
khách. Khoảng 3 năm trước, anh cũng có hành động đẹp khi trả lại khách một
chiếc ví có 5.000 USD và 50 triệu đồng.Anh Đào Quang Quốc (19 tuổi, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành
Sơn, Đà Nẵng), nhân viên bảo vệ một siêu thị ở quận Hải Châu. Một buổi chiều,
lúc đang làm nhiệm vụ, anh Quốc vào nhà vệ sinh và phát hiện một chiếc ví của
khách hàng bỏ quên có 5 triệu đồng, 2.000 USD cùng bằng lái ôtô, giấy tờ tùy
thân mang tên Phạm Anh Tuấn (51 tuổi, trú Đà Nẵng)."Tôi định cất số tiền này đi nhưng nghĩ mình mất 20.000
đồng còn tiếc, huống chi người ta mất gần 50 triệu nên quyết định liên hệ với
công ty để trả lại ông Tuấn", anh Quốc thật thà chia sẻ. Anh cho biết, gia
đình quá khó khăn nên học hết lớp 10 anh nghỉ học. Bốn tháng trước, anh xin đi
làm bảo vệ và được phân công tới làm tại siêu thị này.Mới đây, ông Đào Quang Bảo (45 tuổi, bố anh Quốc) làm nghề
phụ hồ cũng nhặt được chiếc ví có 15 triệu đồng trên cầu Tuyên Sơn và tìm trả
lại người mất. "Khi biết tôi trả lại số tiền trên, bố mẹ rất vui và khen
đó là hành động đúng", anh Quốc tâm sự.Gần đây nhất, em Nguyễn Thị Dung, sinh viên Khoa Xã hội học
trường Đại học Bình Dương đang đi học về qua quán café Góc Phố đường Lê Hồng
Phong (TP.TDM) thì bất ngờ nhìn thấy bọc tiền cột dây thun có mệnh giá 200 ngàn
đồng.Dung đã gọi điện cho bạn thân là Nguyễn Hà Trang để hỏi ý
kiến bạn xử lý thế nào. Nghe Trang tư vấn nên nhặt tiền mang về để tìm cách trả
lại cho người đánh mất, vì biết đâu người khác nhặt được không trả thì sao? Sáng hôm sau Dung lại gọi điện cho Trang tới cùng kiểm lại
thì biết số tiền là 16 triệu đồng. Cả hai cùng mang số tiền ấy lên khoa hỏi ý kiến
thầy cô, nhờ thầy cô tư vấn cách tốt nhất để trả lại số tiền cho đúng người
đánh mất.Sau khi được thầy cô tư vấn, Dung quyết định cùng các bạn
mang số tiền lên giao nộp cho Công an phường Phú Lợi (TP.TDM). Hiện Công an
phường Phú lợi đã tiếp nhận số tiền 16 triệu đồng, sau khi có người lên nhận sẽ
gọi Dung đến để đối chứng.Khi được hỏi tại sao em không giữ số tiền lại để chi phí cho
việc học tập? Dung chia sẻ: “Tuy số tiền này với em là rất lớn nhưng em nghĩ nó
không phải là của em và chắc người đánh rơi cũng đang rất lo lắng để tìm lại số
tiền”.Dung quê ở TX.Bình Long, tỉnh Bình Phước, gia đình có 3 anh
em và bố mẹ đều làm ruộng. Em gái Dung vừa mới thi tốt nghiệp xong đang chờ để
thi lên đại học, còn anh trai của Dung học năm cuối Khoa Công nghệ Thông tin
trường Đại học Bình Dương, hai anh em Dung ở trọ cùng với nhau và hiện tại anh
trai Dung vẫn đang đi làm thêm ở quán cơm để có thêm chi phí cho việc ăn học
của hai anh em.Những hành động cao thượng của những người không để lòng
tham lấn át lý trí đã góp phần làm cho cuộc sống quanh ta ngày càng tươi đẹp
hơn. Họ cũng góp phần gieo vào lòng người niềm tin rằng cuộc sống luôn tồn tại
những điều cao quý và tốt đẹp. Và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó sẽ mãi như
hoa mùa xuân luôn ngát hương và lan tỏa khắp nơi.QUỐC BẢO