Nguồn nước hợp vệ sinh, an toàn - nền tảng cho sức khỏe cộng đồng

Thứ năm, ngày 21/03/2019

(BDO)  Nước sạch - vệ sinh môi trường đang là vấn đề nóng mang tính toàn cầu. Vì vậy, chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2019 được Liên hợp quốc đặt ra là “Water for all - Leaving no one behind” (Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Là thành viên tích cực của Liên hợp quốc, Việt Nam còn đặt ra mục tiêu hướng đến tuyên truyền, vận động về khả năng tiếp cận nguồn nước sạch của các nhóm xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 6 của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Theo đó, tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, an toàn là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng và điều này là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững.

Bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống

Bình Dương có nhiều khu công nghiệp, với lượng chất thải, nước thải trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp rất lớn. Nhận thức rõ điều kiện đặc thù và bức xúc về môi trường sống ở địa phương, trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp và thực hiện các giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước, môi trường. Mục tiêu của tỉnh là xây dựng Bình Dương thành nơi có môi trường sống tốt, có sự hài hòa giữa tăng tưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; kết hợp tốt các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, dự án phát triển; cải thiện chất lượng môi trường trong các khu dân cư, đô thị; quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, đất đai, khoáng sản; bảo đảm cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đoàn viên thanh niên các địa phương trong tỉnh tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân Ngày Nước thế giới (22-3) hàng năm (Ảnh tư liệu)

Trên tinh thần đó, thời gian qua các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã thường xuyên kiểm tra, rà soát, thống kê, thu gom, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng. Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương phát động phong trào vệ sinh môi trường, như khuyến khích việc xử lý chất thải hữu cơ bằng hầm ủ biogas để giải quyết chất thải sinh hoạt, chăn nuôi ở nông thôn bảo đảm vệ sinh môi trường và bảo vệ nguồn nước; đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch tập trung ở nông thôn... Đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có nước sạch và nước hợp vệ sinh sử dụng sinh hoạt đạt 98,5%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 96%, tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải đạt 84%.

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết những năm qua, tỉnh Bình Dương đã có những bước tiến đáng kể trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Theo đó, tỉnh luôn chú trọng công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt thanh thiếu niên và học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, các phong trào xanh - sạch - đẹp, trồng cây xanh, vệ sinh môi trường được các ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh tổ chức thường xuyên; các hoạt động kỷ niệm, hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Môi trường thế giới, thi tìm hiểu môi trường, vẽ tranh về bảo vệ môi trường, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn… được tổ chức đều đặn hàng năm tại các địa phương đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng và tham gia tích cực của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Đề ra những mục tiêu cụ thể

 Bình Dương là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện việc điều tra, thống kê, trám lấp giếng hư hỏng, không sử dụng để bảo vệ nguồn nước dưới đất và ban hành quy định vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng kýkhai thác nước dưới đất. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện trám lấp được 4.900 giếng hư hỏng không sửdụng. Tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp chuyển sang sửdụng nước cấp tập trung tại các khu vực cấm, hạn chếkhai thác nước dưới đất. Nhờ đó, kết quảquan trắc mực nước dưới đất tại những vùng mực nước dưới đất bịhạthấp quámức trên địa bàn tỉnh cho thấy mực nước đãdần phục hồi. Điển hình, mực nước tại khu vực hạthấp trọng điểm làKCN Sóng Thần trước đây là50m dưới mặt đất, nay đãnâng lên khoảng 43m dưới mặt đất…

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1477/KH-UBND ngày 12-4-2018 triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Mục tiêu số 6 của kế hoạch là bảo đảm cung cấp đầy đủ nguồn nước an toàn, quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người. Mục tiêu này cũng bám sát mục tiêu số 6 của Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: Hoàn thiện thể chế chính sách về cấp nước nông thôn, bảo đảm cho tất cả mọi người dân được tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và nước sinh hoạt; nghiên cứu chuyển giao công nghệ xử lý nước sạch cho người nghèo, người dân tại các vùng đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát triển nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch nông thôn… Đồng thời, kế hoạch cũng đặt ra nhiệm vụ cải thiện chất lượng nước, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, chấm dứt sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước, làm suy giảm đa dạng sinh học và sẽ kiểm soát 100% các nguồn nước thải nguy hại được xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường...

Song song với việc xây dựng kế hoạch nói trên, thời gian qua, tỉnh đãgiao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức những hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Nước thếgiới trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện một số nhiệm vụ nổi bật như: Xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035; ban hành danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất từ năm 2015 và đang điều chỉnh theo quy định mới của Chính phủ; thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước tại 36 công trình quan trắc trên địa bàn tỉnh, đang xây dựng thêm 18 công trình quan trắc đểmởrộng phạm vi mạng lưới quan trắc nhằm đánh giáchính xác hơn động thái nước dưới đất phục vụcông tác quản lýtrên địa bàn tỉnh...

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương tiếp tục củng cố, hoàn thiện tổchức bộmáy chuyên môn quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, cơ quan báo, đài, các đoàn thể, hội, hiệp hội đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Tỉnh cũng tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước để đáp ứng yêu cầu quản lý; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động khai thác tài nguyên nước...

Tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước

Để quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên nước, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các tổ chức, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giữ gìn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. UBND tỉnh cũng chỉ đạo sở phối hợp với ngành liên quan quản lý các cơ sở hành nghề khoan giếng và hạn chế khoan giếng nhỏ lẻ khai thác nước ngầm ở vùng có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm tầng nước ngầm...

DUY CHÍ

 

 TÔN THẤT SƠN