Người sĩ quan Xô Viết cứu nhân loại khỏi Thế Chiến 3
Có nhiều cách khác nhau để trở thành anh hùng, nhưng cựu sĩ quan quân đội Liên Xô Stanislav Petrov đã chọn cách ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân.
Trung tá quân đội về hưu của Nga này đã được nhận giải thưởng nhân đạo do truyền thông Đức tặng với những cống hiến ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Trước đây chỉ có mới 3 người từng được nhận giải thưởng này: Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Madela, Cựu Tổng thư kí LHQ Kofi Annan và lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, Đức Dalai Lama.
Ngấp nghé miệng vực
Ngày 26-9-1983, Stanislav Petrov đang làm nhiệm vụ tại một trung tâm cảnh báo sớm về chống hạt nhân ở ngoại ô Moscow. Đồng hồ vừa điểm chuông lúc nửa đêm cũng là lúc những tiếng còi hú báo động bắt đầu chuỗi âm thanh khó nghe của mình.
Người sĩ quan Xô Viết cứu nhân loại khỏi Thế chiến 3.Đó là thời điểm gần 1 tháng sau khi Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách của Hàn Quốc và cuộc Chiến tranh lạnh rơi vào tình trạng căng thẳng nhất kể từ khi bắt đầu. Máy tính của Petrov cho thấy 1 quả tên lửa của Mỹ đang lao thẳng về phía Liên Xô và nhanh chóng xuất hiện thêm nhiều tên lửa nữa đằng sau.
Chân dung người đàn ông đã giúp thế giới tránh được 1 cuộc chiến vô cùng tàn khốc nếu nó xảy ra.
Trong cuộc phỏng vấn với RT, nhớ lại những khoảnh khắc đó, Petrov nói: "Tôi thậm chí không còn thời gian để suy nghĩ về những gì mình vừa thực hiện, không kịp điền đầy đủ thông tin vào bảng đăng nhập trên máy tính. Lúc đó tôi phải đưa ra 1 quyết định sống còn, nhanh chóng và ngay tại chỗ."
Công việc của Petrov lúc đó là xác nhận thông tin về các mối đe dọa có đáng tin cậy hay không và tìm cách báo cáo cho cấp trên - những người sẽ tìm cách chuyển tiếp thông tin lên những lãnh đạo lớn hơn.
Ông nói: "Tôi là người đang nắm thông tin và phải xác định được hành động tiếp theo của mình một cách nhanh nhất. Khi đó tôi đã phân vân giữa việc báo cáo có một cuộc tấn công, gián tiếp kích hoạt cuộc chiến tranh hay báo cáo là thông tin không tin cậy.
Sự hoang mang lan nhanh như trong một chiếc chuồng gà chật chội vậy."
Petrov đã nghĩ điều này là khá kì lạ đối với Mỹ, quốc gia đang sở hữu hàng ngàn đầu đạn hạt nhân lại bắt đầu cuộc chiến sống còn này chỉ với một vài trong số đó. Trong khi đó, hệ thống cảnh báo sớm vẫn còn rất mới và Petrov chẳng mấy tin tưởng vào nó. Nhưng cuối cùng ông đã hành động phần nào đó theo cảm tính.
"Tôi phải thừa nhận rằng mình đã rất sợ hãi. Tôi biết mức độ trách nhiệm trong tay mình khi đó."
Cuối cùng lời cảnh báo về Thế chiến thứ III bắt đầu đã không được gửi đi. Thay vào đó Petrov đã gọi cho cấp trên của mình và nói đây là một báo động giả.
Và khi các trạm radar khác không xác nhận về vụ tấn công thì các đầu đạn hạt nhân của Liên Xô đã được tắt đi.
Sự công nhận chậm trễ
Hóa ra khi đó các radar của Liên Xô đã nhầm lẫn giữa ánh sáng mặt trời phản xạ qua các đám mây với các tên lửa xuất phát từ Mỹ. Tuy nhiên hành động của Petrov chưa từng được khen thưởng.
Ông giải thích, khi Ủy ban nhà nước bắt đầu tìm kiếm những lí do sau các báo động giả, họ đã nhận ra mộtloạt các sai sót trong hệ thống phát hiện sớm. Vì vậy cấp trên của ông đã bị quy trách nhiệm và họ không muốn xác nhận ai đã làm việc tốt cho họ.
Toàn bộ thông tin về sự việc đã được bảo mật, thậm chí cả tên của Petrov chỉ được công chúng biết đến vào năm 1993 sau khi Liên Xô tan rã. Kể từ đó ông đã trở thành chủ đề của vô số báo cáo và giải thưởng, nhưng đa số đều đến từ nước ngoài.
Sau khi nghỉ hưu, ông đã sống cuộc sống giản dị tại ngôi nhà của mình và không bao giờ hết tự hào về những gì mình đã làm trong sự kiện ngày 26/9/1983. Người chiến binh Xô Viết mộc mạc kể lại, khi mọi người bảo rằng ông được tôn xưng là anh hùng trên tivi, ông đã rất ngạc nhiên; bởi với ông, những gì đã xảy ra đơn giản là hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Theo VTC