Người lao động đặt câu hỏi - Cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời

Thứ ba, ngày 01/11/2016

- Có sự khác biệt gì về quyền lợi khi tham gia khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giữa người đóng BHYT với mức lương 20.000.000 đồng với người đóng BHYT mức lương 3.500.000 đồng không?

(BDO) Người đóng 4.5%*20.000.000=900.000 đồng/tháng. Người đóng mức 3.500.000*4.5% = 157.500/tháng

- Bà Lê Minh Lý, Phó Giám đốc điều hành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Bình Dương: Nguyên tắc của bảo hiểm nói chung làtính cộng đồng, chia sẻrủi ro lẫn nhau giữa những người tham gia. Riêng vềchính sách BHYT ởnước ta, điều này được thểhiện trong Luật BHYT vàluật BHYT sửa đổi, bổsung như sau:

+ Khoản 1, Điều 2: “BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của luật này”.

+ Điều 3: Nguyên tắc BHYT

1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

2. Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.

3. Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT.

4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả.

5. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.

Như vậy, quyền lợi của người cóthẻBHYT khi đi khám chữa bệnh lànhư nhau, không phân biệt sốtiền vàmức đóng.

- Việc giới hạn thời gian khám chữa bệnh cấp cứu 4 tiếng làm ảnh hưởng đến việc điều trị và khó khăn cho người lao động. Vì hiện nay thủ tục vào bệnh viện chờ đợi rất mất thời gian, sẽ vượt 4 tiếng thì người lao động chịu thiệt thòi, rất mong bảo hiểm xem xét lại vấn đề trên?

- Bà Lê Minh Lý, Phó Giám đốc điều hành BHXH Bình Dương: Theo quy định của Bộ Y tế về trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khoa khám bệnh:

+ Nếu thời gian điều trị dưới 4 giờ: Được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.

+ Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên: Thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật theo quy định, không thanh toán tiền khám bệnh.

- Đây làquy định của BộY tếvềvấn đềthanh toán chi phíkhám chữa bệnh giữa cơ sởkhám chữa bệnh đối với người bệnh (trường hợp không cóthẻBHYT) hoặc với cơ quan BHXH (trường hợp người bệnh cóthẻBHYT). Do đó không có việc giới hạn thời gian khám chữa bệnh cấp cứu 4 tiếng và người lao động vẫn được bảo đảm đầy đủ quyền lợi khi tham gia BHYT.

T.VY (thực hiện)