Ngôi nhà cổ 130 năm tuổi trên đất Thủ

Thứ bảy, ngày 17/10/2020

(BDO) Vi li kiến trúc ngh thut độc đáo, nhà ông Nguyn Tri Quan khu ph 1, phường Tân An, TP.Th Du Mt đã được công nhn là di tích cp tnh từ năm 2004. Ngôi nhà hin còn lưu gi nhiu giá tr v văn hóa, lch s...

Nét cổ kính, thâm trầm của ngôi nhà cổ ông Nguyễn Tri Quan

Chúng tôi đến thăm di tích nhà cổ ông Nguyễn Tri Quan khi những hạt mưa chiều còn bay lất phất. Mái ngói và những bức tường bên ngoài ngôi nhà này đã nhuốm màu rêu phong; cộng với hoàn cảnh thời tiết lúc này càng làm cho cảnh sắc ngôi nhà thêm phần thâm trầm.

Theo lý lịch di tích của Bảo tàng tỉnh, công trình nhà ông Nguyễn Tri Quan được xây dựng vào năm 1890 với tổng diện tích hơn 3.240m2. Nhà có lối kiến trúc đặc biệt theo kiểu chữ Khẩu thường thấy ở kiến trúc đình, chùa. Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là ông Nguyễn Văn Hội (cụ tổ của ông Nguyễn Tri Quan), từng giữ chức Thượng Biện tỉnh An Giang và Án Sát tỉnh Vĩnh Long.

Hiện trong nhà còn lưu giữ một số tài liệu, hình ảnh có liên quan đến lịch sử, văn hóa. Đầu tiên là sắc phong của vua Tự Đức truy ban tên Thụy (tên sau khi mất) cho ông Nguyễn Văn Hội là Đoan thận vào năm 1866. Ngoài ra, trong nhà ông Nguyễn Tri Quan còn giữ được bức chân dung của vua Thành Thái và được thờ trang trọng ở gian giữa, phía trước bàn thờ tổ tiên; 2 bên có 2 cái lọng nhưng đã được chủ nhà xếp lại và che thêm một lớp nilon bên ngoài. Điều khá đặc biệt là nhà ông Nguyễn Tri Quan cũng chính là nơi được giữ sắc thần và cả nhà Long Đình dùng để rước sắc thần của đình Tân An - đây cũng là một di tích nổi tiếng của tỉnh Bình Dương - vào những dịp lễ hội lớn của đình. Theo lời kể lại của các bậc cao niên nơi đây, tổ tiên ông Nguyễn Tri Quan có công lớn với đình Tân An, được xếp vào bậc tiền hiền hoặc hậu hiền của đình.

Ngoài những điều đặc biệt trên, nhà ông Nguyễn Tri Quan còn là một trong những di tích nhà cổ chứa đựng lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hiếm hoi trên đất Bình Dương. Đầu tiên là nhà xây dựng theo kiểu hình chữ Khẩu. Đây là lối kiến trúc rất ít khi người dân dùng để xây nhà. Nhà được lợp mái ngói âm dương. Bên trong nhà, trên các vì kèo đều có chạm cẩn, trính uốn còn.

Trên một số cột chính của nhà còn treo những câu đối chữ Hán. Phía trước mái hiên, trên các đầu cột đều có đắp hoa văn nổi và nối các cột với nhau là dãy lan can. Trước hiên, chủ nhà còn bố trí thêm những loại cây cảnh trên những thành lan can và cả dưới đất, tạo cho ngôi nhà thêm phần đẹp mắt.

Trước đây, nhà ông Nguyễn Tri Quan có 4 căn, gồm: Nhà thờ, nhà khách và 2 căn nhà ngang. Tuy nhiên, trải qua thời gian, hiện di tích chỉ còn lại một nhà từ đường. Với những giá trị còn lưu  giữ, ngày 2-6-2004, nhà cổ ông Nguyễn Tri Quan đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh, thành phố.

Hàng năm, ngành văn hóa đều tổ chức các hoạt động chống xuống cấp, xử lý mối mọt định kỳ theo quy định tại ngôi nhà này. Với tuổi đời 130 năm, di tích nhà cổ ông Nguyễn Tri Quan đã góp phần chứng minh thêm về tay nghề tài hoa, sáng tạo của những người thợ gỗ trên đất Bình Dương xưa.

Trên đất Bình Dương hiện vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ có giá trị đặc sắc về kiến trúc nghệ thuật có tuổi đời hơn 100 năm tồn tại đã được công nhận là di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia. Trong đó, nhà ông Trần Công Vàng và nhà ông Trần Văn Hổ ở phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một đã được công nhận là di tích cấp quốc gia; nhà ông Nguyễn Tri Quan ở phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một và nhà ông Đỗ Cao Thứa, nhà ông Dương Văn Hổ ở xã Bạch Đ ằng, TX.Tân Uyên đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.

HỒNG THUẬN