Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ: Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Thứ tư, ngày 20/07/2022

(BDO) Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1-11-2012 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Chương trình hnh động số 63-CTr/TU của Tỉnh ủy, đến nay lĩnh vực khoa hc và công nghệ (KH&CN) đã được huyện Bàu Bàng ứng dụng khá rộng rãi trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội.

 Mô hình sản xuất dưa lưới dứng dụng công nghệ cao tại Hợp tác xã Dược liệu nông nghiệp HTP Green, thị trấn Lai Uyên

 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ

Huyện Bàu Bàng đã thành lập Hội đồng KH&CN huyện, bảo đảm các thành viên đều có kinh nghiệm và năng lực trong công tác quản lý KH&CN, nghiên cứu khoa học hoặc chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống. Bố trí cán bộ của cơ quan thường trực Hội đồng KH&CN huyện làm chuyên trách về hoạt động KH&CN. Nâng cao vai trò tư vấn của Hội đồng KH&CN huyện trong các hoạt động tư vấn, phản biện, xét chọn các đề xuất nghiên cứu khoa học, cũng như việc định hướng phát triển KH&CN của huyện.

Để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN và triển khai các định hướng nhiệm vụ KH&CN chủ yếu, huyện đã thường xuyên chỉ đạo từng bước hoàn thiện và nâng cao một bước năng lực của bộ máy quản lý nhà nước, Hội đồng KH&CN cấp huyện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện nhiệm vụ, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh.

Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của huyện được thực hiện theo phương châm lấy ứng dụng là chính, tập trung giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các cấp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động trong các lĩnh vực xã hội và nhân văn. Mở ra hướng đi mới, phát triển sản xuất, dịch vụ và cải tiến công tác quản lý tập trung, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa nói chung trong đó có sản phẩm nông sản thực phẩm đặc thù trên địa bàn huyện.

Phát huy tiềm lực KH&CN

Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện định hướng xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, theo hướng khai thác thế mạnh riêng của từng vùng, loại hình như: Sản xuất rau an toàn, vùng hoa, cây cảnh nhà vườn, vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chăn nuôi tập trung, hướng đến hình thành các tổ chức kinh tế tập thể chuyên sâu trong sản xuất. Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với cơ giới hóa nông nghiệp. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất; trồng trọt, chăn nuôi theo kỹ thuật VietGAP, GlobalGAP...

Cụ thể, huyện đã tổ chức tập huấn cho nông dân các chuyên đề về các biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh trên cây cao su, cây ăn trái, dưa leo, khổ qua, sản xuất an toàn theo hướng VietGAP. Trong sản xuất nông nghiệp đô thị, hiện trên địa bàn nấm các loại có 8.600m2, rau an toàn 3 ha, hoa lan 1,2 ha, cây cảnh 0,84 ha. Hiện sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển ổn định, đặc biệt tình hình chăn nuôi trang trại phát triển mạnh. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có 222.390 con heo, 1.728 con bò (bò sữa 89 con), 258 con trâu (trâu sữa 70 con)... Trên địa bàn huyện có 211 trang trại chăn nuôi heo, trong đó có 3 công ty chăn nuôi heo với 20.842 con có vốn đầu tư nước ngoài.

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Chương trình hành động số 63-CTr/TU, huyện luôn xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo ứng dụng và phát triển KH&CN là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Chủ động nắm bắt thời cơ, kịp thời chỉ đạo và khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vịtrên địa bàn huyện ứng dụng các tiến KH&CN vào sản xuất, đời sống”.

(Ông Võ Thành Giàu, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng)

Bên cạnh đó, thực hiện mô hình “Ứng dụng kỹ thuật để xây dựng mô hình trại chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt VietGAP tại huyện Bàu Bàng”, huyện đã xây dựng 2 mô hình chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP, tổng số heo thịt được đánh giá là 1.500 - 3.000 con. Công tác chuyển giao công nghệ, quy trình kỹ thuật đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương. Người chăn nuôi được tập huấn làm chủ quy trình công nghệ, có thể xử lý, giải quyết các tình huống trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Vấn đề an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và môi trường được bảo đảm.

Triển khai dự án “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát triển sản xuất vườn hiệu quả và phù hợp theo hướng nông nghiệp đô thị tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” có tổng kinh phí gần 884 triệu đồng, huyện chọn 4 hộ tiêu biểu đại diện tham gia. Sau khi có kết quả khả quan, đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 31 hộ trồng rau trên địa bàn.

Ông Võ Thành Giàu cho biết thêm: “Thành tựu KH&CN đã và đang từng bước áp dụng trên địa bàn huyện. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã được thử nghiệm đưa vào sản xuất, một số giống đã cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, hoạt động ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ đã có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trình độ công nghệ sản xuất của các thành phần kinh tế đã được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Việc đầu tư kinh phí và vấn đề đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho hoạt động KH&CN đã thực sự được quan tâm”.

 PHƯƠNG LÊ - QUANG TRÍ