Ngành ngân hàng Bình Dương: “Bệ đỡ” của nền kinh tế

Thứ hai, ngày 12/10/2020

(BDO) Trong hành trình đi tới, không chỉ đóng vai trò là trung gian tài chính, ngành ngân hàng (NH) tỉnh còn là “bệ đỡ” của nền kinh tế khi triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp vận hành dòng vốn đầu tư trên thị trường, hoạt động an toàn… Vốn tín dụng NH là một trong những nguồn lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Các tổ chức tín dụng tập trung đẩy nhanh tốc độ thanh toán, lưu chuyển vốn, góp phần phát triển kinh tế địa phương

Đóng góp tích cực

Trong 5 năm qua, các chỉ tiêu hoạt động của ngành NH Bình Dương đều đạt kết quả tốt so với kế hoạch đề ra. Trong đó, cùng với việc triển khai kịp thời các chính sách tiền tệ, tín dụng NH trên địa bàn, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã thực hiện tốt vai trò đầu mối, nắm bắt, giải quyết, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hoạt động; bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, mở rộng tín dụng có hiệu quả, ưu tiên tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh…

Theo ông Võ Ðình Phong, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Bình Dương, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh luôn năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tãng bình quân 18 - 20%/ năm. Tính đến cuối nãm 2020, các TCTD trên địa bàn tỉnh huy động tổng nguồn vốn ước đạt 218.707 tỷ đồng, tãng 73,76% so với nãm 2015. Ðồng nghĩa với công tác huy động vốn là việc thúc đẩy các TCTD giải ngân cho vay, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Theo ông Võ Ðình Phong, ngoài việc thực hiện cho vay thương mại đối với các tổ chức cá nhân, hệ thống NH còn là cánh tay nối dài để đưa các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, chính sách, góp phần đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các vùng trong tỉnh, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, thực hiện định hướng đầu tư cho vay với lãi suất ưu đãi 5 chương trình trọng điểm của tỉnh, các TCTD tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ nghèo, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp (DN) ứng dụng công nghệ cao… Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn được chú trọng đầu tư tín dụng hiệu quả, hiện dư nợ chiếm 34%/ tổng dư nợ, đạt 71.000 tỷ đồng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Có thể nói, hoạt động cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên đã giúp khôi phục nhiều làng nghề truyền thống, bổ sung vốn, nâng cao đời sống nông hộ, phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, chăn nuôi, thủy sản, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao được hình thành. Ðây thực sự là đòn bẩy thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ, mở ra thị trường mới, từng bước xóa các tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, tạo cơ hội cho các cá nhân, gia đình có thu nhập thấp không có tài sản thế chấp tiếp cận được nguồn vốn vay của NH theo quy định hiện hành.

Hiện nay, ngoài những vị trí kinh doanh thuận lợi, phòng giao dịch của các TCTD đã phủ rộng khắp địa bàn vùng xa, vùng nông thôn như Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo… nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng, dịch vụ NH của người dân cũng như nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Với vai trò là xương sống của nền kinh tế, các TCTD cũng tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, nỗ lực trong hiện đại hóa công nghệ, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN và người dân tiếp cận với dịch vụ, vốn tín dụng NH.

Hỗ trợ tăng trưởng

Các NH tập trung giải ngân cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế, hỗ trợ DN mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để phát triển. Ông Đào Cảnh Tuất, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bệnh viện Vạn Phúc, cho biết đầu tư tại Bình Dương trên 20 năm công ty luôn nhận được sự hỗ trợ rất tốt về mọi mặt. Trong đó, sự hỗ trợ vốn tín dụng từ NH là rất kịp thời. “Chúng tôi đã đầu tư cơ sở vật chất cũng như khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, mở rộng chi nhánh. Sự đồng hành của NH từ lúc khởi nghiệp giúp DN có thêm tự tin đầu tư toàn diện nhất cho công tác khám chữa bệnh phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh”, ông Tuất nói.

Năm 2020 là năm có nhiều dấu ấn không thể không nhắc đến đối với ngành NH. Trước nỗi lo về diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngành NH từ Trung ương đến địa phương đã chỉ đạo các TCTD chủ động ban hành nhiều chính sách. Trong đó, các TCTD chủ động làm việc với khách hàng nhằm rà soát mức độ thiệt hại, lên phương án giảm lãi suất, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn/giảm lãi vay... Đồng thời, nhiều gói tín dụng ưu đãi cũng được các NH triển khai quyết liệt, kịp thời cung ứng vốn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế người dân và DN.

Có thể thấy, mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành NH luôn giữ một vai trò quan trọng, được coi là huyết mạch của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 59 chi nhánh TCTD, 181 phòng giao dịch, 10 quỹ tín dụng nhân dân, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tỉnh, đặc biệt là người dân ở vùng nông nghiệp nông thôn có điều kiện tiếp cận các chính sách hỗ trợ đề ra. Ước tính đến tháng 12-2020, tổng dư nợ cho vay đạt 200.171 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 13 - 17%/năm. Các TCTD đã chủ động đề ra giải pháp tích cực nâng cao chất lượng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, hạn chế dòng tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, đẩy mạnh xử lý nợ xấu…

 THANH HỒNG