Ngành công thương nỗ lực quản lý kinh doanh hàng hóa qua mạng
(BDO) Quản lý nhà nước về thương mại điện tử là nhiệm vụ của Sở Công thương. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Công thương và Cục Quản lý thị trường (QLTT), từ đầu năm 2018 đến nay, SởCông thương đã chỉđạo vàphối hợp với lực lượng QLTT chủ trì tổng kiểm tra hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng, tập trung là các mặt hàng cấm, hàng lậu có nhu cầu tiêu dùng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng nhân dân.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ internet đã tạo điều kiện cho các hoạt động mua bán, quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, mạng xãhội (như Facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Instagram...) tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận thông tin và thực hiện mua bán hàng hóa qua mạng. Do đó, bên cạnh các thương nhân làm ăn chân chính cũng còn không ít thương nhân lợi dụng lòng tin lừa đảo, gian lận vềmẫu mã, giácả, chất lượng hàng hóa...; hoạt động thương mại điện tử không đăng ký hoạt động, không khai báo hoặc khai báo gian dối nhằm trốn thuế. Đặc biệt hơn, nhiều mặt hàng cấm kinh doanh, hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng... cũng được rao bán công khai, tràn lan trên mạng xãhội như: rượu, chất nổ, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm...
Các diễn giả trong phiên thảo luận “Cơ hội toàn cầu đối với thị trường kỹ thuật số” tại Horasis 2018 (Ảnh: Nguồn internet)
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Công thương và Cục QLTT , từ đầu năm 2018 nay, sở đã chỉđạo vàphối hợp với lực lượng QLTT chủ trì tổng kiểm tra hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng, tập trung là các mặt hàng cấm, hàng lậu cónhu cầu tiêu dùng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng nhân dân (như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát, đồ chơi trẻ em, quần áo, giày dép, hàng thời trang...).
Thời gian qua, SởCông thương đãbám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, Bộ Công thương, UBND tỉnh, thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát thịtrường. Vì vậy, hoạt động của Chi cục QLTT trong năm 2017 và 10 tháng đầu năm 2018 đãđạt được hiệu quả tích cực, phát hiện nhiều vụ vi phạm vềhàng giả, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm cóquy mô lớn vàhoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từng bước được ngăn chặn, không đểxảy ra “điểm nóng” tại địa phương. Thực hiện Chỉ thị số17/CT-TTg ngày 19-6-2018 của Thủtướng Chính phủ, SởCông thương đã phân công Chi cục QLTT chủ trì, phối hợp SởY tế, SởKhoa học - Công nghệ, Công an tỉnh... tổng kiểm tra hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng. Trước mắt, cần tập trung những mặt hàng thiết yếu (như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền). Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy hiệu quảhoạt động của Hội Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng (sở hiện cũng đang làthành viên thường trực) đã góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền vàđấu tranh chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng vàcác hành vi gian lận thương mại trên các địa bàn trong tình hình hiện nay. Cụthể, về công tác tuyên truyền, sở đã chủđộng phối hợp với báo, đài truyền hình, các đài truyền thanh huyện, thịvàthành phốthực hiện tuyên truyền về những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Triển khai cho 310 tổchức, cá nhân kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng ngoại nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) và các hành vi vi phạm khác. Phối hợp Ban chỉđạo 389 các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, TX.Dĩ An, TX.Thuận An, TP.ThủDầu Một tổchức 8 hội nghịtuyên truyền pháp luật trong hoạt động thương mại vàATTP với 1.466 người tham dự. Hoạt động tuyên truyền về ATTP, chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vàbảo vệquyền lợi người tiêu dùng được thực hiện tại tất cảcác huyện, thị, thành phốcho nhiều đối tượng, đã được đánh giá cao vàyêu cầu tuyên truyền đến tận người dân tại các khu phố(TX.Thuận An, TP.ThủDầu Một, TX.Tân Uyên).
Về công tác kiểm tra, xửlý, sở đã chỉđạo Cục QLTT Bình Dương kiểm tra 581 vụ, phát hiện 243 vụvi phạm, đã xử lý 240 vụ. Tổng số tiền thu phạt nộp ngân sách trên 2.186.100.000 đồng. Trong đó, tiền xửphạt vi phạm hành chính vàtruy thu 2.039.200.000 đồng, tiền bán hàng hóa tịch thu 146.900.000 đồng; trị giáhàng tịch thu, buộc tiêu hủy 551 triệu đồng. Cụthể, vềbuôn bán, tàng trữhàng cấm, hàng lậu, không rõnguồn gốc: xửlý49 vụ, sốtiền thu phạt vi phạm hành chính 424.900.000 đồng. Vềsản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ: xửlý7 vụ, sốtiền thu phạt vi phạm hành chính 128.800.000 đồng. Vềgian lận thương mại, vi phạm về giá vàvi phạm khác: xửlý184 vụ, sốtiền thu phạt vi phạm hành chính 1.485.500.000 đồng...
Tạo điều kiện thuận lợi phát triển môi trường kinh doanh
Thời gian qua, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tửtổchức tập huấn nhiều lớp về thương mại điện tử, trong đó chú trọng nội dung không bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trítuệtrên các sàn online cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp vàlực lượng kiểm tra kiểm soát phải vững vểnghiệp vụ, thông thạo công nghệ thông tin... mới thực hiện tác nghiệp tốt trong kiểm tra, kiểm soát. Theo quy định tại Thông tư số47/2014 của BộCông thương, trách nhiệm của thương nhân, tổchức cung cấp dịch vụthương mại điện tửphải loại bỏkhỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trítuệvàcác hàng hóa, dịch vụvi phạm pháp luật khác, khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứxác thực về những thông tin này. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghịđịnh 52/2013/NĐ-CP thìthương nhân, tổchức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tửbán hàng có trách nhiệm tiếp nhận vàxửlýkhiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tửcủa mình. Tuy vậy trên thực tế, việc chất lượng hàng hóa còn khó kiểm soát, ýthức về việc tuân thủquy định của pháp luật về hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trítuệvẫn còn chưa tốt, gây khó khăn trong công tác kiểm tra quản lýcủa các ngành chức năng.
Phổbiến hiện nay làviệc các sàn, chủcác website tìm mọi cách để đối phó với ngành chức năng. Vídụ, nếu trước đây họbán sản phẩm Nike thìnay họtinh vi hơn, tách chữ ra Ni-ke rất khó cho cơ quan chức năng trong việc xửlý. Bên cạnh đó, mạng xã hội Facebook cũng làmột mảnh đất rất màu mỡ cho các đối tượng bán hàng online, từhọc sinh, sinh viên đến cảđội ngũcông chức, viên chức, cán bộ. Facebook không có pháp nhân tại Việt Nam nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, do đó không có chếtài xửlý… Vàkhó khăn nhất cho các ngành chức năng làdo tính đặc thù của thương mại điện tử, đối tượng bán hàng qua sàn giao dịch đăng kýtại địa bàn này, nhưng thực tếđối tượng lại đăng kýkinh doanh ở địa bàn khác, nên rất khó trong vấn đề xửlýkhi trái địa bàn…
Hiện nay, BộCông thương đang lấy ýkiến vào dự thảo Thông tư quy định về quản lýwebsite thương mại điện tử, ứng dụng trên thiết bịdi động. Dự thảo quy định thương nhân, tổchức sở hữu website thương mại điện tử, ứng dụng di động có cảchức năng bán hàng vàchức năng cung cấp dịch vụthương mại điện tửchỉthực hiện thủtục đăng kývới BộCông thương theo quy định. Với mỗi ứng dụng di động sẽ chỉthực hiện thủtục thông báo hoặc đăng kýmột lần cho các phiên bản ứng dụng khác nhau. Đáng chú ý, các tổchức, cá nhân không được ứng dụng website thương mại điện tử, ứng dụng di động để kinh doanh các hàng hóa như súng săn vàđạn súng săn, vũkhíthể thao, công cụhỗ trợ; thuốc lá điếu, xìgàvàcác dạng thuốc lá thành phẩm khác; rượu các loại; thực vật, động vật hoang dã quýhiếm, bao gồm cảvật sống vàcác bộphận của chúng đã được chếbiến; các hàng hóa, dịch vụkhác không được bán trên internet theo quy định của pháp luật. Thương nhân thiết lập website thương mại điện tử, ứng dụng di động để bán các hàng hóa, dịch vụthuộc danh mục hàng hóa, dịch vụkinh doanh có điều kiện cấp giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh phải công bốtrên website, ứng dụng của mình số, ngày cấp vànơi cấp giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụđó. Đồng thời, các thương nhân, tổchức cung cấp dịch vụthương mại điện tửphải có trách nhiệm ngăn chặn vàloại bỏkịp thời khỏi website, ứng dụng những thông tin bán hàng hóa, dịch vụthuộc danh mục hàng hóa, dịch vụcấm kinh doanh theo quy định của pháp luật…
Khi quy định về quản lýwebsite thương mại điện tửđược thông qua, sẽ tiếp tục tạo ra những cơ sở pháp lýđể ngành công thương phối hợp với các ngành chức năng làm tốt hơn công tác quản lý, thanh kiểm tra về dịch vụmua bán trên sàn thương mại điện tửtrên địa bàn. Hiện nay ngành công thương đã xây dựng cơ sở dữ liệu cho sàn giao dịch thương mại điện tử, diễn đàn pháp luật online… Dự kiến vận hành năm 2019, nhằm phục vụtốt hơn cho doanh nghiệp trong xu hướng phát triển thương mại điện tử.
TIỂU MY