Nâng cao tay nghề cho lao động phổ thông
(BDO) Mở rộng sản xuất trong những ngày đầu năm 2019, nhiều doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đang cần tuyển số lượng lớn lao động. Để đáp ứng đủ lao động đi vào hoạt động sản xuất, yêu cầu tuyển dụng của DN khá đơn giản, thậm chí không cần có tay nghề, trình độ. Bắt tay ngay vào công việc, người lao động (NLĐ) hầu như không có thời gian học tập để nâng cao trình độ. Đó sẽ là thách thức lớn đối với NLĐ cũng như DN khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tư vấn việc làm, học nghề cho lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Ảnh: T.VY
Thiếu lao động có tay nghề
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh, từ cuối năm 2018 đến nay có khoảng 345 DN thông báo tuyển mới khoảng gần 48.000 lao động, trong đósốDN cónhu cầu tuyển dụng nhiều lao động chủyếu làdo xây thêm nhàxưởng mới. Đơn cử một số DN cần đến 4.000 lao động cho nhà máy mới như Công ty Apparel Far Eastern (KCN VSIP 2). Một số DN tuyển từ 1.000 - 3.000 lao động như Công ty TNHH Thông Dụng, Công ty TNHH Giày Thái Bình, Công ty TNHH Yazaki Eds, Công ty TNHH Chí Hùng… Qua đó cho thấy, nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng tăng. Tuy nhiên, điều mà các DN lo lắng hiện nay là nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghềcao phùhợp với từng lĩnh vực hoạt động sản xuất đang rất thiếu. Đặc biệt, khi các DN đang thay đổi theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thìnhu cầu vềnguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực có tay nghềlại càng cấp thiết hơn.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay đểtuyển dụng được số lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, DN đang nhờ sự hỗ trợ của Trung tâm Dịch vụviệc làm tỉnh; đồng thời tổ chức các nhóm nhân sự đi “săn” lao động. Lượng lao động tuyển dụng được đa số đến từ các tỉnh Tây nguyên (theo chương trình liên kết lao động giữa Bình Dương và các tỉnh Tây nguyên). Trình độ học vấn của một số NLĐ đến từ các tỉnh Tây nguyên kháthấp, không có tay nghềnên khi tuyển dụng DN phải đào tạo. Điều này gây nhiều khó khăn cho DN khi bắt đầu sản xuất. Chính vìvậy, các DN phải luân chuyển một lượng lớn lao động từ nhà máy cũ sang nhà máy mới đểsản xuất, còn lao động mới tuyển dụng được bố trínhững công việc đơn giản. Sau một thời gian học việc, họ sẽ được tuyển dụng chính thức và bắt đầu làm việc.
Lao động chưa qua đào tạo bài bản, tay nghềcòn yếu, kỹ năng nghềcòn hạn chế nên năng suất lao động không cao, sản phẩm làm ra lỗi nhiều, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu. Trước thực trạng đó, các DN mong muốn tuyển dụng được lực lượng lao động đã qua đào tạo đểgiảm chi phí, thời gian. Anh Nguyễn Minh Tiến, Chủ tịch Công đoàn cơ sởCông ty TNHH Giày Thông Dụng (TX. Thuận An), nói: “Ban đầu, chúng tôi cũng đưa ra những quy định tuyển dụng lao động phổ thông phải có tay nghềnhưng rất khó tuyển. Chính vìvậy, chúng tôi tuyển dụng NLĐ không có tay nghềđểđào tạo phùhợp thực tế sản xuất. NLĐ chưa có kinh nghiệm, mới tiếp cận với môi trường sản xuất nên gây khó khăn cho DN”.
Nâng cao tay nghề cho NLĐ
Với lực lượng lao động phổ thông có tay nghềcòn yếu, bài toán đặt ra hiện nay làm sao đểnâng cao tay nghềcho NLĐ. Nếu NLĐ học tập, nâng cao tay nghềthìbản thân họ được nhiều cái lợi, như khả năng phát triển thăng tiến trong công việc, tăng thu nhập. Vềphía chủ sử dụng lao động, khi đầu tư cho NLĐ học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, thìDN sẽ giữ được NLĐ, có nguồn nhân lực chất lượng, giảm chi phísản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.
Chính vìvậy, với vai trò bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh đã và đang khuyến khích công đoàn cơ sởthỏa thuận với chủ DN tạo mọi điều kiện nâng cao tay nghềcho NLĐ, nhất là lao động phổ thông; tuyên truyền ý thức học tập nâng cao trình độ của NLĐ. Công đoàn các cấp khuyến khích DN tổ chức các cuộc thi tay nghềgiỏi, sáng tạo cho NLĐ. Qua đó giúp cho lãnh đạo DN có cơ sởđểbố trílao động phùhợp, nâng cao thu nhập cho NLĐ. Hiện nay, trong tỉnh cũng đã có một số DN tổ chức cuộc thi sáng tạo, tay nghềcho NLĐ như: Công ty TNHH Điện tử Foster, Công ty TNHH King Jim Việt Nam, Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam (FOV), Công ty TNHH Scancom Việt Nam… thu hút đông đảo NLĐ tham gia. Ông Nguyễn Minh Hoàng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (TX.Thuận An), cho rằng tạo điều kiện cho NLĐ học tập nâng cao trình độ nên công ty đã có được những NLĐ có tay nghềchất lượng cao, làm ra sản phẩm tốt nhất cho khách hàng và đây cũng là cách công ty giữ được chân người tài ởlại với mình.
Đối với tỉnh, hướng đến đào tạo nghềcho lao động, nhất là lao động nông thôn đểcó tay nghề, tự tin vào làm tại các DN trong tỉnh, hàng năm Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương đã phối hợp mởhàng chục lớp dạy nghề. Trong đó, chú trọng các nghềDN cần tuyển dụng như may, lái xe nâng hàng. Sau khi được đào tạo, lao động có chứng chỉ nghềđểvào làm tại các DN. Bên cạnh đó, các cơ sởdạy nghềcũng tập trung đào tạo các nghềtrọng điểm, chuyển đào tạo theo hướng “cung” sang hướng “cầu” của thị trường lao động, đào tạo gắn với việc giải quyết việc làm sau đào tạo. Đặc biệt, khi đào tạo các cơ sởdạy nghềđã liên kết với các DN đểtạo môi trường thực tế, chuyên nghiệp cho người học. Như vậy, khi ra trường, NLĐ đã đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, giảm bớt chi phí, thời gian đào tạo lại cho DN.
Với những nỗ lực từ các cấp công đoàn, các cơ sởdạy nghềvà cộng đồng DN, hy vọng trong thời gian tới, lực lượng lao động trong tỉnh, nhất là lao động phổ thông sẽ từng bước nâng cao tay nghề, kỹ năng nghềđểđáp ứng nhu cầu sản xuất của DN, đáp ứng cho một tỉnh phát triển công nghiệp như Bình Dương.
Bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh: Thi đua giúp NLĐ nâng cao tay nghề
Nâng cao tay nghề cho lao động phổ thông, các DN đã chủ động bằng nhiều hình thức. Một số DN đặt chỉ tiêu năng suất cho từng NLĐ, từng chuyền để khen thưởng, động viên họ hoàn thành nhiệm vụ. Những NLĐ xuất sắc được tuyên dương hàng tuần, hàng tháng. Có như vậy, họ có thêm động lực để lao động, sáng tạo đồng thời nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ. Để khuyến khích NLĐ phát huy sáng kiến, nâng cao tay nghề, công đoàn các cấp thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong công nhân lao động tại các DN. Đối với NLĐ, từ các phong trào thi đua có thể thấy rõ sự tiến bộ, nâng cao về tay nghề, hiệu quả sản xuất. Đối với các DN, từ thi đua mà có đội ngũ lao động tay nghề cao, kỹ năng nghề góp sức phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: NLĐ cần phải có tay nghề để tránh bị đào thải
Tới đây, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, yêu cầu đặt ra đối với NLĐ là nếu không nâng cao trình độ tay nghề, phát huy thuần thục các kỹ năng mềm thì rất khó giữ được vị trí việc làm của mình. NLĐ có thể còn phải cạnh tranh với nguồn lao động chất lượng của các nước trong và ngoài khu vực. Do đó, NLĐ phải có ý thức trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề, xây dựng phong cách lao động sáng tạo. Về phía các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chúng tôi khuyến khích họ thay đổi ngành nghề đào tạo phù hợp, hướng đào tạo lý thuyết sang thực hành. Có như vậy, sẽ bổ sung đội ngũ lao động có tay nghề cho các DN trong tỉnh, nâng tỷ lệ NLĐ qua đào tạo tăng cao.
Ông Lê Nho Lượng, Hiệu trưởng trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ công đoàn Bình Dương: Tích cực liên kết đào tạo lao động
Trường luôn hỗ trợ tích cực cho DN trong việc đào tạo nghề cho lao động. Những năm qua, nhà trường đã liên kết đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của DN. Bên cạnh đó, trường kêu gọi DN tạo mọi điều kiện để đưa học sinh của trường đến DN tham quan, thực tập để nắm chắc lý thuyết, vững thực hành sau khi ra trường. Những trường hợp được DN cho đi đào tạo thêm chủ yếu là các chuyền trưởng, NLĐ có sáng kiến hay, xuất sắc trong quá trình sản xuất. Sau khi được học nghề, có chứng chỉ nghề, họ được đề bạt, thăng tiến trong công việc. Theo tôi, NLĐ nếu không có điều kiện học nghề trước khi đi làm nên nỗ lực lao động, sáng tạo để có cơ hội được DN cho đi học để thoát khỏi cái danh là “lao động phổ thông”.
Ông Nguyễn Thanh Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: DN cần liên kết với các địa phương đào tạo nghề cho DN
Để thu hút lực lượng lao động có tay nghề, nhất là ngành nghề may, DN không nên thụ động ngồi chờ công nhân đến ứng tuyển mà phải biết liên kết, đầu tư thiết bị cho các đơn vị đào tạo địa phương nơi có nguồn lao động dồi dào thông qua ký kết với cơ sở dạy nghề hoặc trung tâm đào tạo. Sau đó, DN phải tự bỏ kinh phí để dạy nghề miễn phí cho số lao động này. Để bảo đảm, DN phải ký thỏa thuận ràng buộc với gia đình NLĐ cũng như trung tâm đào tạo. Nếu NLĐ sau khi được đào tạo không vào làm cho DN đã ký kết hợp đồng đào tạo, hoặc “nhảy” việc khi chưa hết hợp đồng lao động sẽ phải bồi thường khoản học phí ban đầu. Có như vậy, DN sẽ không mất nhiều thời gian đào tạo lao động. DN có nhiều lao động có bằng cấp cũng là lợi thế khi đàm phán ký kết làm ăn với các đối tác, nhất là các tập đoàn lớn.
THIÊN LÝ