Nâng cao kiến thức về an toàn cháy nổ, ngăn ngừa sự cố hóa chất

Thứ sáu, ngày 15/03/2019

(BDO) Thời gian qua, ngành công thương đã phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, diễn tập các kiến thức nhằm ngăn ngừa cháy nổ và rò rỉ hóa chất; giảm lượng chất ô nhiễm từ nhà máy thoát vào không khí, đất và nước, làm môi trường sạch hơn, làm tăng độ an toàn, sức khỏe của người lao động, cộng đồng… hướng vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về hóa chất, quá trình và các kế hoạch ứng phó khẩn cấp tại doanh nghiệp (DN). Bên cạnh đó, ngành phối hợp với địa phương đẩy mạnh tuyên truyền an toàn cháy nổ trong sản xuất đến các DN và tiểu thương trên địa bàn.


Die
̂̃n tập ứng phó sự cố hóa chất do Sở Công thương phối hợp tổ chức tại KCN VSIP I

Chủ động ngăn ngừa sự cố hóa chất

Theo Sở Công thương, thực tế cho thấy mọi hoạt động sản xuất của các DN đều tiềm ẩn các yếu tố rủi ro, gây nguy hại cho môi trường sống. Song song đó, việc thường xuyên tuyên truyền, cung cấp thông tin cho cán bộ, công nhân viên tại DN về việc ứng phó, phối hợp khi xảy ra sự cố về môi trường… cũng là yếu tố được thực hiện đều đặn, nghiêm túc. Để hạn chế sự cố hóa chất xảy ra, yếu tố quan trọng chính là việc nỗ lực, chủ động phòng ngừa; tổ chức diễn tập định kỳ… Mục tiêu của các đợt diễn tập các quy định này nhằm ngăn ngừa cháy nổ và rò rỉ hóa chất; giảm lượng chất ô nhiễm từ nhà máy thoát vào không khí, đất và nước, làm môi trường sạch hơn, làm tăng độ an toàn, sức khỏe của người lao động, cộng đồng… hướng vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về hóa chất, quá trình và các kế hoạch ứng phó khẩn cấp tại DN. Các chương trình được triển khai dưới dạng các hội thảo, tập huấn, kế hoạch đặc thù bảo vệ cộng đồng… Bên cạnh đó, chương trình cũng nhằm vào việc nâng cao nhận thức đào tạo, phối hợp với các kế hoạch của DN, cộng đồng nhằm hỗ trợ lẫn nhau kết hợp huấn luyện, đào tạo. Theo các DN, thông qua các cuộc diễn tập các tình huống giả định giúp DN có kiến thức hơn về việc xử lý sau sự cố, rất cần thời gian, nhân lực, tài lực và sự chỉ huy. Quá trình phục hồi, bao gồm tổ chức chỉ huy trong phục hồi, thường bắt đầu ngay sau khi tuyên bố trường hợp khẩn cấp đã kết thúc; bảo đảm an ninh, an toàn trong khu vực; hỗ trợ nhân viên; điều tra sự cố; đánh giá thiệt hại; thông tin và phối hợp với cộng đồng để cùng khắc phục.


Doanh nghiệp cần đẩy m
nh công tác phòng chng cháy n(Ảnh minh hoạ)

Thời gian qua, song song với việc khuyến khích các DN chủ động, tự nguyện có trách nhiệm bảo vệ môi trường bằng cách chủ động ứng phó các sự cố hóa chất thì Sở Công thương quản lý mạnh tay, kiên quyết đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm. Sở đã yêu cầu các DN thiết kế kế hoạch kiểm soát, phòng ngừa rủi ro hóa chất. Chẳng hạn như liệt kê danh sách hóa chất và khối lượng tồn trữ tối đa tại một thời điểm; kiểm soát đường đi của hóa chất; kiểm soát sức khỏe định kỳ của người lao động, đào tạo an toàn hóa chất định kỳ... Việc lập kế hoạch này hướng tới việc nâng cao khả năng phòng ngừa, xử lý khi có tình huống thực xảy ra; đồng thời cũng mang tới lợi ích cho chính bản thân DN, cộng đồng.

Ông Nguyễn Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương đánh giá: “Thông qua các đợt tập buấn, diễn tập công tác phòng ngừa và ý thức của cộng đồng nâng lên rõ rệt. DN cần chủ động thực hiện, đào tạo tại chỗ. Việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay là điều cực kỳ quan trọng giúp DN, cộng đồng giảm thiểu rủi ro về môi trường, xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với thích ứng môi trường một cách hài hòa, bền vững. DN cần xem việc đầu tư cho ứng phó sự cố hóa chất như một khoản đầu tư, thay vì chạy theo lợi nhuận như hiện nay. Các nhà tiêu dùng trên thế giới đang hướng vào việc tiêu thụ những sản phẩm mà DN đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường tốt, bảo đảm sức khỏe cho người lao động, trách nhiệm vì cộng đồng, xã hội… chứ không chạy theo những sản phẩm cạnh tranh giá rẻ. Do vậy, DN rất cần nắm bắt nhanh nhạy, hiểu được nhu cầu thực của thị trường, nhất là ở các quốc gia phát triển để dễ dàng thích nghi, định hướng sản xuất, kinh doanh lâu dài, bền vững cho DN. Bên cạnh đó, công ty cũng tăng cường ngăn ngừa nguy cơ tai nạn, đặt các biển báo dễ nhận biết tại nơi làm việc để cảnh báo nguy hiểm, tổ chức tự kiểm công tác an toàn; các kho hóa chất được sắp xếp gọn gàng, lập phiếu an toàn; làm gờ chắn tại các khu vực chứa dầu nhớt… tránh để diễn ra các sự cố đáng tiếc dẫn đến thiệt hại về người và của”…

Đẩy mạnh công tác an toàn PCCC

Hiện nay, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại nhiều DN, tiểu thương vẫn chưa được coi trọng, dẫn đến xảy ra nhiều vụ cháy, nổ lớn tại các chợ, khu dân cư, DN... Để hạn chế tình trạng này, Sở Công thương đã khuyến cáo với chính quyền địa phương, DN tăng cường phối hợp lực lượng PCCC các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ và tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các DN, tiểu thương, người dân về công tác an toàn cháy nổ trong kinh doanh, trong sinh hoạt. Vào dịp cuối năm, tại các chợ tập trung lượng lớn hàng hóa, chủ yếu là những nguyên vật liệu dễ cháy, Sở Công thương đã làm việc với chính quyền địa phương ban hành các văn bản, chỉ thị về tăng cường thực hiện các biện pháp PCCC đối với chợ cho phù hợp với điều kiện đặc điểm kinh tế của cơ sở, của địa phương. Tại các khu vực chợ, trung tâm thương mại, lực lượng chức năng các địa phương cũng tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh không tàng trữ, kinh doanh trái phép xăng, dầu, hóa chất dễ cháy, nổ; ngắt các thiết bị sử dụng điện ra khỏi nguồn điện trước khi ra khỏi khu vực kinh doanh; không sử dụng lửa đun nấu, đốt hương, nến, đèn dầu, hút thuốc, đốt vàng mã... trong khu vực kinh doanh; bố trí bình chữa cháy xách tay ở các vị trí dễ quan sát, dễ lấy; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở tiểu thương trong việc bảo đảm an toàn về PCCC và điều kiện thoát nạn trong trường hợp xảy ra cháy, nổ.

Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều đơn vị, DN chế biến gỗ đóng trên địa bàn đã gặp hỏa hoạn và chịu thiệt hại nặng nề. Nguyên nhân xác định là do DN, các cơ sở chế biến, sản xuất gỗ thực hiện không nghiêm túc về quy định PCCC. Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến tình trạng cháy nổ gia tăng dịp tết là do một số người dân, DN, hộ gia đình chưa nhận thức đầy đủ về công tác PCCC và CNCH. Việc vi phạm các quy định về PCCC tại khu dân cư, DN còn phổ biến.

Trong thời gian tới, để ngăn chặn hỏa hoạn xảy ra, DN cần phải chấp hành các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về PCCC và phải được cơ quan PCCC thẩm duyệt. Đặc biệt, mỗi DN phải là một cơ sở PCCC, luôn nâng cao ý thức về việc phòng chống hỏa hoạn. Ngoài việc chấp hành về an toàn PCCC thì DN, công ty phải nâng cao ý thức của người lao động về PCCC đề phòng mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra, nhất là tại các công ty sản xuất chế biến gỗ.

Bên cạnh đó, các đơn vị phải thường xuyên tập huấn, nâng cao ý thức của bản thân và mỗi người lao động để họ có được kiến thức, hiểu biết tầm quan trọng trong việc chống “giặc lửa”.

TIỂU MY