Năm học 2018-2019: Học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh chỉ đóng 40% số tiền mua thẻ bảo hiểm y tế

Thứ ba, ngày 04/09/2018

(BDO)

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 711/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch sử dụng nguồn 20% kết dư quỹ khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2016 để thực hiện một số chính sách BHYT năm 2018. Xoay quanh những nội dung liên quan về chính sách BHYT nói chung và BHYT đối với học sinh, sinh viên (HSSV) trong năm học mới 2018-2019 nói riêng, phóng viên Báo Bình Dương vừa có cuộc phỏng vấn bà Lê Minh Lý (ảnh), Giám đốc Bảo hiểm xãhội (BHXH) tỉnh Bình Dương.

- Thưa bà, theo quyết định của UBND tỉnh, những đối tượng nào tham gia BHYT được hỗ trợ mức đóng từ nguồn kết dư quỹ KCB BHYT năm 2016?

- Bình Dương là một trong số ít tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết dư quỹ KCB BHYT, được BHXH Việt Nam phân bổ 20% chuyển về địa phương để thực hiện một số chính sách về y tế theo quy định của Luật sửa đổi, bổsung một sốđiều của Luật BHYT, cóhiệu lực thi hành kểtừ ngày 1-1-2015. Đồng thời, đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, UBND tỉnh quyết định sửdụng một phần từnguồn kinh phí 20% kết dư quỹ KCB BHYT hàng năm để hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng khi tham gia BHYT. Theo đó, có 4 đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT là: HSSV; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình; thành viên hộ gia đình tham gia BHYT và đối tượng là người nhiễm HIV.

Học sinh khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1

- Như vậy, trong năm học mới 2018-2019, ngoài phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ, tỉnh cũng đã quyết định sử dụng nguồn kết dư quỹ KCB BHYT năm 2016 để hỗ trợ thêm mức đóng cho HSSV. Xin bà cho biết cụ thể mức hỗ trợ cho đối tượng này?

- Theo Quyết định số 711/QĐ-UBND và nội dung thống nhất của các sở, ngành trong quá trình tham mưu UBND tỉnh thì đối tượng HSSV năm học 2018-2019 sẽ được nguồn kết dư quỹ KCB BHYT năm 2016 hỗ trợ thêm 30% mức đóng khi tham gia BHYT, nâng tổng mức hỗ trợ kể cả phần từngân sách Nhà nước lên thành 60%. Như vậy, HSSV khi tham gia BHYT chỉ phải nộp số tiền bằng 40% mức đóng. Sốtiền đóng 1 tháng của 1 HSSV năm học 2018-2019 là 25.020 đồng/tháng (1.390.000 đồng x 4,5% x 40%). Đóng 1 năm cho năm học là 25.020 đồng x 12 tháng = 300.240 đồng. Nếu không có tiền hỗ trợ từnguồn quỹ kết dư thì 1 HSSV phải đóng 43.785 đồng/tháng, đóng 1 năm là 525.420 đồng/năm. Cụ thể: Học sinh lớp 1, sinh viên năm nhất hoặc HSSV chưa cóthẻ BHYT đóng 15 tháng (giátrịsửdụng từ ngày 1-10-2018 đến 31-12-2019): 25.020 đồng x 15 tháng = 375.300 đồng; học sinh lớp 12, sinh viên cuối khóa đóng 9 tháng (thẻcó giátrịsửdụng từ ngày 1-1-2019 đến 30-9-2019): 25.020 đồng x 9 tháng = 225.180 đồng; HSSV còn lại tham gia liên tục đóng 12 tháng (thẻcó giátrịtừ ngày 1-1-2019 đến 31-12-2019): 25.020 đồng x 12 tháng = 300.240 đồng.

- Với những đối tượng còn lại thì mức hỗ trợ như thế nào, thưa bà?

- Đối với 3 đối tượng còn lại, mức hỗ trợ quy định cụ thể như sau: Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình: Nguồn kết dư quỹKCB BHYT hỗ trợ thêm 70%, ngoài mức 30% từngân sách Nhà nước. Do đó những người này được cấp thẻBHYT miễn phí. Thành viên hộ gia đình tham gia BHYT: Nguồn kết dư quỹKCB BHYT hỗ trợ 20% nên thành viên thứ nhất tham gia chỉ đóng 80%, với số tiền 600.480 đồng/12 tháng. Các thành viên còn lại, nếu tham gia thì được giảm trừlần lượt theo quy định (từngười thứ hai đến người thứ tư chỉ phải đóng 70% - 60% - 50% số tiền đóng của người thứ nhất và từngười thứ năm trở đi chỉ phải đóng 40% số tiền của người thứ nhất). Người nhiễm HIV: Nguồn kết dư quỹKCB BHYT hỗ trợ 100% nên những người này được cấp thẻBHYT miễn phí khi tham gia.

- Thưa bà, chính sách hỗ trợ này được thực hiện khi nào và điều kiện gì để được hỗ trợ?

- Chính sách hỗ trợ này được thực hiện trong năm 2018. Cụ thể về đối tượng, thời gian và điều kiện như sau: Thứ nhất, về đối tượng: Là tất cảHSSV đang theo học tại các cơ sởgiáo dục thuộc hệthống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương; các đối tượng còn lại là người có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn tỉnh. Thứ hai, người tham gia BHYT thuộc 4 đối tượng chỉ được hưởng mức hỗ trợ như đã nói ở trên, nếu thỏa điều kiện lập danh sách, hồ sơ tham gia BHYT và đồng thời phải nộp tiền cho cơ quan BHXH trong thời gian từngày 1-4-2018 đến ngày 31-12-2018.

Xin lưu ý là mức hỗ trợ này chỉ thực hiện theo đúng thời gian nêu trên. Các năm tiếp theo, mức hỗ trợ cho các đối tượng còn được thực hiện hay không, sẽ tùy thuộc vào tình hình kết dư quỹ KCB BHYT của năm 2017 và các năm tiếp theo. Cơ quan BHXH sẽ có thông báo cụ thể sau khi có quyết định phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Thưa bà, vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong thực hiện BHYT HSSV như thế nào? Hiện nay, có nhiều hình thức tham gia BHYT đối với HSSV như tham gia theo hộ gia đình, tham gia theo nhà trường. Theo bà, HSSV nên tham gia theo hình thức nào?

- Theo Hướng dẫn số 01/HD-BHXH ngày 8-8-2018 của BHXH tỉnh Bình Dương về thực hiện BHYT HSSV năm học 2018-2019, được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thống nhất tại Công văn số 1365/SGDĐT-KHTC ngày 9-8-2018 thì trách nhiệm của nhà trường trong thực hiện BHYT HSSV:

Một là, giải thích cho cha, mẹ HSSV nâng cao nhận thức về tính nhân văn, ý nghĩa nhân đạo cộng đồng của chính sách, pháp luật BHYT đối với công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho HSSV tại các cuộc họp với phụ huynh học sinh, với sinh viên. Hai là, tập trung rà soát số HSSV chưa tham gia BHYT, tuyên truyền vận động các em tham gia BHYT; chủ động hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH tổ chức hướng dẫn HSSV tham gia và được cấp thẻBHYT theo đúng quy định, bảo đảm 100% HSSV tham gia BHYT. Ba là, chỉ đạo cho cán bộ làm công tác thu BHYT của nhà trường thực hiện tổ chức thu tiền, tổng hợp danh sách tham gia đầy đủ, chính xác gửi cho cơ quan BHXH để kịp thời in thẻvà cấp phát cho các em HSSV. Bốn là, sửdụng nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu được cơ quan BHXH trích để lại theo tỷ lệ quy định (các trường đủ điều kiện) cho các em HSSV đúng mục đích và đạt hiệu quả. Năm là, thực hiện lập danh sách điều chỉnh thẻBHYT cho HSSV khi có sai sót và đổi nơi đăng ký KCB ban đầu theo quy định. Sáu là, lập danh sách HSSV có thẻBHYT bắt buộc của nhóm đối tượng khác. Bảy là, có hình thức xửlý kỷ luật kịp thời các trường hợp HSSV không tham gia BHYT.

Cuối cùng nhưng quan trọng nhất là nhà trường có trách nhiệm lập danh sách HSSV tham gia BHYT theo mẫu D03-TS của cơ quan BHXH, thu tiền đóng BHYT và nộp tiền kịp thời vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH chậm nhất đến trước ngày 15-9-2018 đối với các em học sinh khối lớp 1 vàHSSV chưa cóthẻ BHYT; trước ngày 15-12-2018 đối với HSSV các khối lớp còn lại. Đặc biệt là các trường hợp nộp tiền sau ngày 31-12-2018 sẽ không được hỗ trợ thêm 30% từnguồn kinh phí 20% kết dư quỹ KCB BHYT năm 2016 theo Quyết định số 711/QĐ-UBND.

Khoản 2, Điều 13, Luật BHYT năm 2008 vàLuật sửa đổi, bổsung một sốđiều của Luật BHYT ban hành vào năm 2014 quy định: “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thìđóng BHYT theo đối tượng đầu tiên màngười đóđược xác định theo thứtựcủa các đối tượng quy định tại Điều 12 của luật này”. Theo đó: HSSV thuộc đối tượng được ngân sách Nhànước hỗtrợmức đóng theo quy định tại Khoản 4, Điều 12, Luật sửa đổi, bổsung một sốđiều của Luật BHYT ban hành vào năm 2014 (thuộc nhóm đối tượng 4). Thành viên hộgia đình thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 5, Điều 12, Luật sửa đổi, bổsung một sốđiều của Luật BHYT ban hành vào năm 2014 (thuộc nhóm đối tượng 5).

Do đó, HSSV phải đóng BHYT tại trường nơi đang học theo diện HSSV và sẽ được ngân sách Nhànước cùng nguồn kết dư quỹ KCB BHYT năm 2016 hỗtrợ60% mức đóng.

- Xin cảm ơn bà!

T.VY (thực hiện)

 

 

Từ khóa: