Mùa kiệu tết ở vùng Đất Thủ

Thứ năm, ngày 18/01/2024

(BDO) Hàng chục năm qua, nhiều nông dân ở phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một vẫn gắn bó với nghề trồng củ kiệu. Tháng 10 âm lịch hàng năm là bước vào mùa kiệu tết, nhiều nông dân đã cùng nhau hỗ trợ, đổi công để dọn dẹp, cải tạo đồng ruộng, bón phân trồng kiệu. 

Truyền thống này được gìn giữ từ hàng chục năm qua, không chỉ bà con nông dân giúp đỡ nhau chuyện đồng áng mà còn thể hiện tình làng nghĩa xóm, một nét đẹp của người nông dân được giữ gìn qua nhiều thế hệ. 


Bước vào vụ kiệu tết là “ngày hội” của người nông dân với kỳ vọng một mùa vụ bội thu


Bước vào mùa trồng kiệu Tết Nguyên đán hàng năm, nông dân ở các phường Hiệp Thành, Tương Bình Hiệp, Định Hoà cùng hỗ trợ, đổi công để dọn dẹp, làm cỏ, xới đất lên luống để chuẩn bị cho mùa kiệu phục vụ thị trường dịp tết 


Sau khi trồng, rơm rạ được phủ lên trên để giữ ẩm cho kiệu phát triển


Cây kiệu khá dễ trồng, chịu hạn tốt, thị trường tiêu thụ mạnh nên làm kiệu thu nhập ổn định


Trước khi trồng, đất phải được cày, phơi ải và lên luống. Đất được làm sạch, xử lý mầm bệnh và bón phân tạo dưỡng chất cho kiệu phát triển


Ngoài phân bón, theo dõi mầm bệnh, việc  tưới nước cho kiệu cũng mất khá nhiều thời gian


Một tháng trước Tết Nguyên đán kiệu bắt đầu được nhổ bán cho những thương lái đến đặt thu mua tại ruộng



Kiệu thu hoạch được bó quy cách khoảng 1kg/bó và rửa sạch 


Ông Ngô Thanh Phong, ở khu phố 6, Hiệp Thành cho biết: gia đình tiếp nối truyền thống trồng kiệu tết đã hơn 50 năm. Vụ kiệu dịp Tết Giáp Thìn 2024 gia đình thu hoạch khoảng 2 tấn kiệu. Đối với ông, công việc đồng áng, trồng kiệu không chỉ mang lại thu nhập mà còn là niềm vui, hạnh phúc của người nông dân 

Minh Duy (thực hiện)