Một số nội dung mới của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về quản lý nợ thuế
(BDO) (Tiếp theo)
Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/ QH14 quy định về xóa nợ đối với hợp tác xã bị tuyên bố phá sản tại Khoản 1 Điều 85 như sau:
“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”.
Về xóa nợ đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định tại Khoản 4 Điều 85 như sau:
“4. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại Khoản 8 Điều 59 của luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 62 của luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”.
Về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trước khi xuất cảnh Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định tại Khoản 7 Điều 124 như sau:
“7. Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh”.
Đối với nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định tại Khoản 3 Điều 125 như sau:
“3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau: a) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 điều này, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp; b) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g Khoản 1 điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau; c) Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại Khoản 1 điều này”.
CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG